Bảo tàng Văn hoá Dân gian Hội An là nơi lưu giữ những nét văn hóa phong tục tập quán của cổ thu hút nhiều du khách tứ phương. Nơi này tái hiện lại những hình ảnh, làng nghề và các hoạt động trình diễn đặc trưng ở phố cổ rất hấp dẫn. Nếu bạn chưa có cơ hội ghé thăm bảo tàng hãy theo chân Asia-Park tìm hiểu về địa điểm này nhé!
Tổng quan về bảo tàng Văn hoá Dân gian Hội An
Phố cổ Hội An được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới là nơi chứa đựng những giá trị văn hóa lâu đời. Trong số đó có bảo tàng văn hóa dân gian cũng được ghi nhận và trở thành điểm tham quan nổi bật nhất được nhiều du khách quan tâm.
– Bảo tàng Văn hoá Dân gian nằm ở đâu Hội An?
Bảo tàng Văn hoá Dân gian có vị trí thuận lợi với 2 mặt tiền nằm trên đường Nguyễn Thái Học và đường Bạch Đằng.
Bảo tàng khai trương vào ngày 24/3/2005. Ngôi nhà này có diện tích dài 57m và rộng 9m gồm hai tầng với sàn được làm từ gỗ.
Vị trí thông 2 mặt tiền phố:
- 33 Nguyễn Thái Học, TP.Hội An, T. Quảng Nam, Việt Nam
- 62 Bạch Đằng, TP.Hội An, T. Quảng Nam, Việt Nam
– Những lý do nên ghé thăm bảo tàng Văn hoá Dân gian
Được biết phố cổ có rất nhiều điểm tham quan nổi bật nhưng bảo tàng văn hóa dân gian luôn là điểm đến được nhiều du khách lựa chọn nhất. Vậy bên trong bảo tàng có gì mà khiến nhiều du khách háo hức ghé thăm đến vậy.
- Bảo tàng là nơi tập trung các hiện vật và tư liệu liên quan đến lịch sử và văn hóa của Hội An, từ thời kỳ hình thành đến sự phát triển của phố cổ.
- Bảo tàng Văn hoá Dân gian Hội An cung cấp 4 chủ đề nổi bật về văn hóa Hội An, cho phép du khách được chiêm ngưỡng trực tiếp. Hiểu sâu hơn về các khía cạnh khác nhau của văn hóa địa phương.
- Bảo tàng còn có khu vực làng nghề truyền thống, nơi thực hiện các nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, đúc đồng và khắc gỗ.
- Bảo tàng cũng cung cấp nhiều hoạt động giáo dục và vui chơi cho cả trẻ em và người lớn, bao gồm chương trình trò chơi và trưng bày.
>>> Xem thêm: Giới thiệu phố cổ Hội An – Khu phố di sản thế giới UNESCO
Thời gian và giá vé của bảo tàng Văn hoá Dân gian Hội An
Bảo tàng văn hóa nằm trong danh sách 21 điểm thu phí nên khi đến đây tham quan du khách nên lưu ý về giờ mở cửa và giá vé nhé!
– Giờ mở cửa bảo tàng Văn hoá Dân gian
Cũng giống như 20 điểm du lịch nổi tiếng ở Hội An, Bảo tàng văn hóa dân gian cũng hoạt động từ 7h00 đến 21h30 hàng ngày. Nên du khách có thể đến thăm bất kỳ thời điểm nào trong khoảng thời gian này.
Lưu ý: Ngày 20 hàng tháng, bảo tàng sẽ đóng cửa để tiến hành kiểm tra định kỳ. Do đó, nếu bạn lựa chọn ghé thăm vào ngày đó, hãy đảm bảo kiểm tra lịch trước để tránh bất tiện.
– Giá vé của bảo tàng Văn hoá Dân gian
Bảo tàng Văn hoá Dân gian Hội An là một trong những điểm tham quan nằm trong khu bảo tồn phố cổ.
Du khách có thể mua vé tham quan để trải nghiệm 3/21 địa điểm khác nhau trong khu bảo tồn phố cổ trong vòng 1 ngày. Gía vé tham quan các địa điểm này rất rẻ.
- Du khách Việt Nam là 80.000 vnđ/người
- Du khách Quốc tế là 120.000 vnđ/người.
Lưu ý: Có một số trường hợp được miễn phí vé tham quan bao gồm trẻ em dưới 12 tuổi, người thuộc hộ nghèo, người khuyết tật, nhà nghiên cứu và hội viên Hội di sản Việt Nam.
Thời điểm lý tưởng nhất để ghé bảo tàng Văn hoá Dân gian Hội An
Được biết bảo tàng văn hóa dân gian là một trong những điểm đến thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước. Bởi vậy nên vấn đề ghé thăm bảo tàng vào thời điểm nào lý tưởng luôn được nhiều du khách quan tâm.
Bảo tàng Văn hoá Dân Gian là một điểm tham quan trong nhà cho nên bạn có thể đến đây vào bất kỳ thời tiết nào.
Tuy nhiên để chuyến đi kết hợp tham quan bảo tàng Văn hoá Dân gian Hội An và địa điểm khác được trọn vẹn nhất bạn nên chọn thời điểm từ tháng 03 đến tháng 08. Lúc này thời tiết Hội An thường có thời tiết ấm áp và không có nhiều mưa. Đây cũng là thời điểm lý tưởng để để sống ảo mọi ngóc ngách phố cổ đẹp, thưởng thức được nhiều đặc sản…
Trái lại, từ tháng 09 đến tháng 02 năm sau, thời tiết ở Hội An chuyển sang mùa thu và đông. Trong thời gian này, thường có mưa từ những cơn mưa kéo dài khiến quá trình tham quan bảo tàng sẽ khó khăn hơn.
Nếu bạn có kế hoạch đến Hội An trong những tháng này, hãy cẩn thận kiểm tra tình hình thời tiết để sắp xếp chuyến đi một cách thích hợp.
Hướng dẫn phương tiện và đường đi bảo tàng Văn hoá Dân gian Hội An
Như bạn đã biết, Đà Nẵng chỉ cách Hội An 30km mất tầm 30-40 phút chạy xe. Để di chuyển vào phố cổ một cách dễ dàng hơn bạn nên tham khảo đường đi và phương tiện dưới đây.
– Di chuyển từ Đà Nẵng đến Hội An
Có nhiều tuyến đường từ Đà Nẵng đến Hội An, tuy nhiên có hai tuyến đường được đánh giá là ngắn và dễ dàng di chuyển nhất: đường biển Võ Nguyên Giáp và đường đi qua Non Nước.
- Đường biển Võ Nguyên Giáp: Bạn có thể đi theo đường ra biển Mỹ Khê, sau đó đi qua đường Võ Nguyên Giáp – Trường Sa – Lạc Long Quân – Hai Bà Trưng – Lý Thái Tổ – đến Phố cổ Hội An.
- Đường đi qua Non Nước: Bạn đi từ trung tâm thành phố Hội An, đi qua đường Lê Văn Hiến – Trần Đại Nghĩa – Nguyễn Tất Thành và cuối cùng đến thành phố Hội An.
Để đi từ Đà Nẵng đến phố cổ Hội An và ghé thăm bảo tàng Văn hoá Dân gian Hội An. Sẽ có nhiều phương tiện bạn có thể lựa chọn như xe máy, xe ô tô hoặc xe buýt.
Nếu bạn muốn dành nhiều thời gian để khám phá khu bảo tàng này, bạn cũng có thể lựa chọn tham gia các tour ghép để có trải nghiệm tốt hơn.
>>> Xem thêm: Tour Hội An 1 ngày từ Đà Nẵng kết hợp Ngũ Hành Sơn chỉ 300k
– Di chuyển từ Hội An đến bảo tàng Văn hoá Dân gian
Vì Bảo tàng văn hoá dân gian nằm trong khu phố cổ, bạn có thể dễ dàng đến đó bằng cách đi bộ hoặc sử dụng các phương tiện như xe đạp và xích lô.
- Xe đạp: Bạn có thể thuê một chiếc xe đạp với giá từ 30.000 VNĐ đến 50.000 VNĐ mỗi ngày để thoải mái khám phá các ngõ hẻm và đến bảo tàng Văn hoá Dân gian Hội An.
- Xích lô: Phương tiện này có giá khoảng 150.000 VNĐ mỗi tiếng. Xích lô thường được ưa chuộng bởi du khách nước ngoài khi đến Hội An.
Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn xe máy, nhưng chỉ trong khoảng thời gian sáng sớm cho đến trước 15h00 chiều. Sau thời gian này, xe máy không được phép vào khu phố cổ. Hoặc đi bộ ngắm phố cổ cũng là trải nghiệm rất tuyệt vời.
>>> Xem thêm: Nhà cổ Tấn Ký Hội An – Ngôi nhà tồn tại hơn 200 năm ở phố cổ
Bảo tàng Văn hoá Dân gian Hội An có gì đặc sắc?
Theo Asia-Park tìm hiểu, khu bảo tàng trưng văn hóa trưng bày 483 hiện vật với 4 chủ đề chính. Mỗi chủ đề đều có những hấp dẫn và thú vị riêng khiến du khách không thể nào rời mắt
– Chiêm ngưỡng nghệ thuật diễn xướng
Diễn xướng là một hình thức nghệ thuật độc đáo, kết hợp ca hát và hành động của con người để tạo ra một trình diễn độc đáo. Điều đặc biệt của diễn xướng là nó chỉ tồn tại trong các hoạt động sinh hoạt dân gian. Diễn xướng bao gồm ba hình ảnh chính:
- Hát bả trạo: Đây là một hoạt động nghệ thuật thường được thực hiện bởi ngư dân trong các buổi lễ cầu ngư và tế cá Ông “Ngọc Lân Nam Hải” hàng năm.
- Múa thiên cẩu: Hoạt động múa dân gian này thường diễn ra trong lễ hội trung thu hàng năm. Múa thiên cẩu nhằm trừ tà, cầu mừng trăng sáng trong mùa màng bội thu và tìm kiếm sự may mắn. Mỗi điệu múa đều được bảo tàng Văn hóa Dân gian Hội An tái diễn lại cực nét.
- Bài chòi: Một trò chơi dân gian vui nhộn và thú vị mà du khách nên thử. Trò này gồm hai loại thẻ, thẻ lớn dùng cho người chơi và thẻ nhỏ dùng cho người hiệu rút và hát. Trò chơi này thường diễn ra suốt đêm tại các khu phố cổ.
– Ngắm nhìn nghệ thuật tạo hình
Tại khu vực nghệ thuật tạo hình trong bảo tàng Văn hoá Dân gian Hội An chủ yếu trưng bày những tác phẩm nghệ thuật được chạm khắc trên gỗ. Điển hình như các hình tượng trang trí, tượng thờ bằng đồng, hợp chất, đất nung và gỗ.
Những tác phẩm này là thành quả của những nghệ nhân tài ba mang trong mình sự tinh tế và khéo léo đặc biệt trong từng chi tiết.
– Tìm hiểu về các làng nghề truyền thống
Bảo tàng Văn hoá Dân gian Hội An cũng là nơi du khách có thể khám phá những làng nghề truyền thống đặc biệt của người Việt Nam, bao gồm:
- Tại đây, du khách có thể tìm hiểu về nghệ thuật đánh bắt hải sản truyền thống trong vùng biển Hội An.
- Bảo tàng cung cấp cái nhìn về cuộc sống sôi động của thương nhân và hoạt động thương mại tại cảng Hội An trong quá khứ.
- Du khách có thể khám phá về nghệ thuật trồng trọt và chăn nuôi truyền thống của người dân Hội An.
- Bảo tàng Văn hoá Dân gian Hội An gìn giữ và trưng bày về nghệ thuật đông y cổ truyền. Đây một phần quan trọng của di sản văn hóa và được tôn trọng trong xã hội.
- Bảo tàng còn tái hiện rõ nét những nghề truyền thống như nghề mộc Kim Bồng, nghề gốm Nam Diêu – Thanh Hà và nghề may.
– Những hoạt động sinh hoạt dân gian
Sinh hoạt dân gian là những hoạt động thường ngày của người dân địa phương. Đây là cơ hội để du khách tiếp cận với văn hóa và lịch sử truyền thống của dân tộc Việt Nam. Cũng là dịp để du khách hiểu hơn về phong cách sống của người dân trong quá khứ.
Tại bảo tàng Văn hoá Dân gian Hội An, du khách có thể tham gia vào những hoạt động tiêu biểu. Cụ thể như mặc trang phục truyền thống, tham gia các nghi lễ hỏi cưới, nấu ăn, đánh cá và làm bánh tráng.
Các nghệ nhân và thợ thủ công sẽ hướng dẫn và truyền đạt những kỹ năng này cho du khách.
>>> Xem thêm: Nhà cổ Phùng Hưng Hội An – Nét kiến trúc Á Đông cổ kính
Bảo tàng Văn hoá Dân gian Hội An và những trải nghiệm thú vị
Không chỉ là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa, đến bảo tàng du khách sẽ được trải nghiệm nhiều điều thú vị sau.
+ Chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo
Đến bảo tàng Văn hoá Dân gian, du khách như bước vào thời kì xưa. Nơi mọi nội thất đều làm bằng gỗ nhưng nét kiến trúc ở đây khá độc đáo, kết hợp giữa phong cách cổ truyền và hiện đại của miền Trung Việt Nam.
Nhìn xung quanh du khách sẽ thấy bức tường đá cẩm thạch, mái ngói đỏ và cửa sổ bằng kính rất sắc xảo. Bảo tàng tạo nên một không gian đầy màu sắc và đặc trưng với những chi tiết kiến trúc không nơi nào có được.
+ Ngắm nhìn các vật dụng sinh hoạt của người dân
Khi đến bảo tàng Văn hoá Dân gian Hội An đa số du khách đều ngạc nhiên trước những vật dụng sinh hoạt vẫn còn giữ lại từ xưa đến nay.
Nơi trưng bày hàng nghìn hiện vật cổ động và quý giá. Đây là những đồ vật trang trí, vật dụng gia đình, quần áo, trang phục truyền thống và tài liệu lưu trữ về lịch sử và văn hóa đặc trưng của thành phố cổ Hội An.
+ Khám phá phòng trưng bày múa rối nước
Nếu bạn thuộc team thích môn nghệ thuật múa nước thì hãy ghé ngay phòng trưng bày riêng các dụng cụ liên quan ở bảo tàng Văn hoá Dân gian Hội An.
Múa rối nước là một loại hình nghệ thuật truyền thống, trong đó các nhân vật múa rối được tạo từ gỗ, thủy tinh và sơn.
Các tác phẩm múa rối nước trưng bày tại đây đều có giá trị nghệ thuật cao và thể hiện rõ nét văn hóa đặc trưng của người dân Hội An.
+ Tham gia vào các hoạt động truyền thống
Nếu bạn đam mê ca hát hãy ghé ngay bảo tàng Văn hoá Dân gian Hội An vì nơi đây thường tổ chức các hoạt động truyền thống. Điển hình như múa rối nước, ca trù, nghệ thuật đóng đinh và trưng bày tác phẩm nghệ thuật của nghệ sĩ địa phương.
Đây là cơ hội để tận hưởng và trải nghiệm sự đa dạng và phong phú của văn hóa dân gian Hội An, mang lại những trải nghiệm đáng nhớ cho du khách.
+ Check in, sống ảo tại bảo tàng Văn hoá Dân gian
Một trải nghiệm đặc biệt khi đến bảo tàng Văn hoá Dân gian Hội An khiến du khách nào cũng hứng thú đó là chụp hình lưu giữ kỉ niệm bên những dụng cụ cổ xưa hay nhân tạo hình ở bảo tàng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể chụp hình ở các các góc quầy bán hàng truyền thống, các trưng bày về văn hóa dân gian và kiến trúc độc đáo.
Chắc chắn bạn sẽ có những bức ảnh cực xịn tại bảo tàng để chia sẻ trên mạng xã hội cho mọi người cùng chiêm ngưỡng.
Hình ảnh về bảo tàng Văn hoá Dân gian Hội An
Chỉ với diện tích 800m2 ngôi nhà cổ đã tái hiện lại phố cổ ngày xưa một cách chi tiết nhất qua những hình ảnh sau.
Ngoài bảo tàng Văn hoá Dân gian Hội An còn có bảo tàng nào khác?
Ngoài bảo tàng văn hóa, phố cổ cũng có vài bảo tàng nữa mà bạn không nên bỏ lỡ. Mỗi bảo tàng đều lưu giữ một giá trị riêng rất độc đáo.
– Bảo tàng Nghề Y truyền thống
Bảo tàng nghề Y truyền thống nằm gần bảo tàng Văn hoá Dân gian, trưng bày hiện vật, hình ảnh và tài liệu về lịch sử phát triển của nghề Y tại Hội An.
Du khách có thể khám phá các bài thuốc cổ truyền, dụng cụ y tế và những danh y nổi tiếng của Hội An.
- Địa chỉ: 46 Nguyễn Thái Học, P. Minh An, TP. Hội An, T. Quảng Nam
– Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh Hội An
Ngoài việc thăm bảo tàng Văn hoá Dân gian Hội An, du khách có thể ghé qua Bảo tàng Văn hoá Sa Huỳnh.
Bước vào bên trong, du khách sẽ được ngắm nhìn các cổ vật như đồ trang sức, trang phục. Tìm hiểu về các phong tục, tập quán như lễ cưới, lễ hỏi và quan niệm về sống chết của người dân Hội An.
- Địa chỉ: 149 Trần Phú, P. Cẩm Phô, TP. Hội An, T. Quảng Nam
– Bảo tàng tơ lụa Hội An
Bảo tàng Tơ lụa cách bảo tàng Văn hoá Dân gian Hội An khoảng 2,8km. Du khách có thể ghé qua bảo tàng này để tìm hiểu về nghề ươm tơ và dệt lụa truyền thống của vùng Quảng Nam.
Đến đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những tấm lụa mềm mại được dệt bởi người dân địa phương. Bên cạnh đó, du khách cũng có thể tận mắt quan sát quá trình nuôi tằm, tạo kén và kéo tơ để hiểu rõ hơn về quá trình sản xuất tơ lụa.
- Địa chỉ: 28 Nguyễn Tất Thành, P. Tân An, TP. Hội An, T. Quảng Nam
Gợi ý địa điểm ăn uống gần bảo tàng Văn hoá Dân gian Hội An
Bạn cảm thấy cạn năng lượng sau khi đi bộ đến các điểm tham quan. Vậy hãy để Asia-Park chia sẻ đến bạn một số quán ăn ngon đặc sản gần bảo tàng văn hóa nhé!
+ Bánh bèo quán bà Bảy
Gánh bánh bèo của bà Bảy, mặc dù chỉ là một gánh hàng rong nhỏ trên vỉa hè, đã tồn tại hơn 20 năm. Điểm đặc biệt của chén bánh bèo này có sợi cao lầu được chiên giòn, tạo nên một hương vị hấp dẫn. Nhờ vậy nên đây cũng là điểm đến được nhiều du khách lựa chọn sau khi khám phá bảo tàng Văn hoá Dân gian.
Khi kết hợp với vị thơm bùi của gạo trong bánh, nó tạo ra một trải nghiệm độc đáo, khiến mọi du khách đến Hội An đều muốn thử ít nhất một lần.
- Địa chỉ: Số 02 Hoàng Văn Thụ, TP. Hội An, T. Quảng Nam
+ Bánh đập cô Sáu Thái Phiên
Một trải nghiệm không thể thiếu sau khi tham quan bảo tàng Văn hoá Dân gian Hội An là thưởng thức món bánh đập – một món ăn đặc trưng của khu vực này.
Tại đây, bạn có thể thưởng thức bánh đập được trang trí rất cổ xưa trong không gian mát mẻ. Ngồi bên bạn bè, trò chuyện và thưởng thức món ăn hứa hẹn mang lại những trải nghiệm tuyệt vời.
- Địa chỉ: 65 Thái Phiên, Phường Minh An, TP. Hội An, T. Quảng Nam
+ Cao lầu – Mỳ quảng Không Gian Xanh
Khám phá Hội An không thể bỏ qua hai đặc sản nổi tiếng là cao lầu và mỳ quảng sau khi ghé bảo tàng Văn hoá Dân gian Hội An và các điểm nổi bật khác. Cao lầu Hội An có hương vị đậm đà với sợi mì vàng óng, thịt xíu thơm ngon và da heo chiên giòn.
Mỳ quảng Hội An có nhiều loại topping như tôm, gà, bò và nước dùng béo ngon. Bánh tráng ăn cùng sẽ được miễn phí, bạn cứ xin thêm nhé!
- Địa chỉ: 687 Hai Bà Trưng, TP. Hội An, T. Quảng Nam
+ Thịt xiên nướng Phú Bông
Tiệm thịt nướng Phú Bông trên đường Đào Duy Từ là địa chỉ quen thuộc và phổ biến đối với du khách sau khi tham quan bảo tàng Văn hoá Dân gian Hội An .Thịt nướng tại đây được ướp gia vị đậm đà và nướng trên bếp than, mang lại một mùi thơm đặc biệt.
Bạn có thể thưởng thức thịt nướng nóng hổi kèm bánh tráng, chả giò, gỏi cuốn, tạo nên một bữa ăn ngon lành và đầy đủ. Quán có không gian ấm áp và gần gũi, với nhân viên thân thiện và nhiệt tình. H
- Địa chỉ: 06 Đào Duy Từ, TP. Hội An, T. Quảng Nam
Bảo tàng Văn hoá Dân gian Hội An và một số lưu ý cần biết
Bảo tàng văn hóa dân gian là nơi lưu giữ và trưng bày những hiện vật quý giá về đời sống văn hóa của người dân Hội An qua nhiều thời kỳ lịch sử. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi du khách đến tham quan bảo tàng:
- Bảo tàng đóng cửa vào ngày 20 hàng tháng để tiến hành công tác chuyên môn. Vì vậy, du khách nên kiểm tra lịch trước khi đến tham quan để tránh vào ngày này.
- Du khách nên mặc trang phục lịch sự khi tham quan bảo tàng. Tránh mặc quá ngắn, quá hở hoặc thiếu lịch sự.
- Du khách tuyệt đối không sờ vào các hiện vật trưng bày trong bảo tàng. Việc này có thể gây hư hại và ảnh hưởng đến giá trị của chúng.
- Nếu du khách gây hư hại đến tài sản hoặc hiện vật của bảo tàng Văn hoá Dân gian Hội An. Du khách sẽ phải bồi thường theo quy định.
- Du khách cần duy trì trật tự và vệ sinh khi tham quan bảo tàng. Tránh nói chuyện to tiếng, vứt rác bừa bãi hoặc có những hành động gây phiền hà cho người khác.
- Theo kinh nghiệm du lịch Hội An nhiều năm qua, du khách được chụp hình ở bảo tàng nhưng bạn không được bật đèn flash. Hoặc sử dụng các thiết bị khác như tripods và monopods.
- Nếu bạn đi tự túc mà muốn biết thêm nhiều về bảo tàng hãy thuê hướng dẫn viên tại đây. Còn nếu đi tour thì đã có sẵn hướng dẫn viên trong tour rồi.
- Để đảm bảo vệ sinh, bảo tàng không cho phép du khách mang thức ăn và đồ uống vào bên trong các khu vực.
Một số câu hỏi về bảo tàng Văn hoá Dân gian Hội An
Nếu bạn vẫn còn nhiều thắc mắc về bảo tàng Văn hoá Dân gian này hãy gửi câu hỏi đến Asia-Park nhé. Dưới đây là những câu hỏi mà bạn có thể tham khảo.
– Mất bao nhiêu phút để tham quan hết bảo tàng Văn hoá Dân gian
Thời gian tham quan bảo tàng Văn hoá Dân gian phụ thuộc vào tốc độ di chuyển và mức độ quan tâm của từng người. Thông thường, thời gian tham quan mọi khu vực trong bảo tàng khoảng 1-2 giờ.
– Bảo tàng Văn hoá Dân gian có gian hàng bán đồ lưu niệm không?
Nhìn chung các bảo tàng phố cổ thường có cửa hàng quà tặng bên trong, cung cấp áo thun, tấm lụa và các đồ handmade khác cho du khách mua làm đồ lưu niệm. Và bảo tàng Văn hoá Dân gian Hội An cũng vậy.
– Có điểm lưu trú nào gần bảo tàng Văn hoá Dân gian không?
Vì nằm trong phố cổ với 2 mặt tiền nên có rất nhiều khách sạn gần bảo tàng Văn hoá Dân gian Hội An mà bạn có thể tham khảo. Cụ thể như:
- La An Central Boutique Villa : 9 Ngô Quyền, Minh An, Hội An
- Lantern Riverside Hoi An: 25/3 Nguyễn Hoàng, Minh An, Hội An
- Khách sạn Anio Hội An: 3 Lê Đình Thám, phường Cẩm Sơn, TP. Hội An
Trên đây là tất tần tật những thông tin hấp dẫn và thú vị về bảo tàng văn hóa dân gian Hội An mà Asia-Park đã chia sẻ. Hi vọng bạn sẽ có chuyến tham quan bảo tàng và các điểm khác ở phố cố một cách trọn vẹn và vui vẻ.
Thiên – Asia-Park
C thể bạn quan tm
Review biển Cửa Đại Hội An ở đâu, có trải nghiệm gì hấp dẫn?
Sông Hoài Hội An – Dòng sông thơ mộng gắn liền với phố cổ
Bảo tàng Nghề Y truyền thống Hội An ở đâu, có gì đặc biệt?