Chùa Cầu Hội An

Chùa Cầu Hội An có gì đẹp khiến du khách đứng ngồi không yên

Mỗi khi ghé thăm Hội An phố cổ, du khách nào cũng sẽ dừng chân lại chùa Cầu Hội An để tham quan. Đây cũng chính là hình ảnh tượng trưng cho phố cổ và cũng là điểm đến không thể bỏ qua đối với những tín đồ mê chụp hình. Vậy điều gì làm nên sức hút đặc biệt của ngôi chùa này? Hãy cùng Asia-Park.vn tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

Chùa Cầu Hội An
Tìm hiểu về chùa Cầu – Hình ảnh tượng trưng cho thành phố Hội An

Giới thiệu chùa Cầu Hội An – Biểu tượng của khu phố cổ

Bất kỳ ai đến Hội An và không có cơ hội để nhìn ngắm và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của chùa Cầu quả là một thiếu sót cực kỳ lớn. 

– Chùa Cầu Hội An ở đâu? 

  • Địa chỉ: 186 đường Trần Phú, P. Minh An, TP. Hội An

Chùa Cầu là một địa điểm nằm trong phố cổ Hội An cách trung tâm Đà Nẵng khoảng chừng 30km.

Đây là một khoảng cách không gần cũng không quá xa. Do đó nếu đã có cơ hội đến Đà Nẵng thì hãy dành khoảng 1 ngày hoặc nửa ngày để đến Hội An tìm hiểu về ngôi chùa này nhé! 

Chùa Cầu Hội An
Chùa Cầu nằm ở Trần Phú, phường Minh An thành phố Hội An

Nhìn từ xa, chùa Cầu Nhật Bản Hội An uy nghiêm và đứng sừng sững bắt ngang qua một con lạch nhỏ đổ ra hướng sông Hoài. Đó cũng chính là yếu tố mà làm cho du khách ấn tượng thu hút nhiều du khách ghé tham quan hàng năm. 

– Chùa Cầu Hội An thờ vị thần nào? 

Chùa Cầu ở Hội An thờ thần Bắc Đế Trấn Vũ – vị thần hộ mệnh của Đạo giáo. Người dân nơi này tôn thờ vị thần này vì tin rằng ông sẽ bảo vệ họ khỏi các tai ương và bão lụt.

Chùa Cầu Hội An
Vị thần Bắc Đế Trấn Vũ là vị thần được thờ tại chùa Cầu phố cổ Hội An

Ngoài ra, hai bên cầu còn có các đài thờ cúng cặp Linh Hầu – Thiên Cẩu, đôi linh vật canh giữ và bảo vệ chùa.

Mỗi khi đến ngày rằm, lễ hội, hay Tết, người dân địa phương đều đến đây dâng lễ vật, cầu nguyện cho một cuộc sống an lành, may mắn và thịnh vượng hơn.

– Chùa Cầu ở Hội An có tên gọi khác là gì?

Di tích chùa cầu Hội An còn có tên gọi khác là chùa Cầu Nhật Bản và chùa Lai Viễn Kiều. Sỡ dĩ có hai tên này là do:

Ngôi chùa này được lấy ý tưởng và được thiết kể bởi thương nhân người Nhật. Và cái tên chùa Cầu Nhật Bản Hội An cũng xuất hiện từ đó.

Chùa Cầu Hội An
Chùa Nhật Bản và Lai Viễn Kiều là tên gọi khác của chùa Cầu ở Hội An

Vào năm 1719, chúa Nguyễn Phúc Chu đến Hội An và đặt tên cho ngôi chùa này là “Lai Viễn Kiều” với ý nghĩa là “cầu đón khách phương xa”. Với mong muốn là biến ngôi chùa này trở thành một địa điểm chào đón du khách từ khắp nơi trên thế giới. Đồng thời thúc đẩy sự phát triển du lịch Hội An.

– Chùa cầu Hội An Tiếng Anh là gì?

Khi giới thiệu về chùa cầu ở Hội An cho du khách nước ngoài, các hướng dẫn viên sẽ sử dụng thuật ngữ “ The Japanese Bridge” hoặc “ Chua Cau in Hoi An”. Đó cũng chính là tên tiếng Anh của chùa Cầu.

Giờ mở cửa và giá vé tham quan chùa Cầu Hội An bao nhiêu?

Giờ mở cửa và giá vé ngôi chùa Nhật Bản là hai yếu tố mà bạn cần phải biết để chủ động hơn về kế hoạch du lịch và khám phá địa danh nổi tiếng này.

– Mấy giờ chùa Cầu mở cửa?

  • Sáng: 9h00 – 11h00
  • Chiều: 15h00 – 22h00

Chùa Cầu Hội An được phục vụ đón khách du lịch vào tất cả các ngày trong tuần. Tuy nhiên, giờ mở cửa ngôi chùa này không mở xuyên suốt cả ngày mà nó chia ra hai khung giờ cố định tương ứng với 2 thời điểm sáng và chiều. 

Chùa Cầu Hội An
Hình ảnh mọi người tấp nập ghé thăm phố cổ Hội An vào mỗi sáng sớm

Khoảng thời gian được mở cửa cũng là lúc để chào đón những du khách đến để dâng hương và cầu mong thần linh ban phước. Đây cũng là cơ hội để chiêm ngưỡng phong cách kiến trúc bên trong ngôi chùa.

– Giá vé chùa Cầu Hội An bao nhiêu?

Nếu bạn chỉ muốn chụp ảnh bên ngoài Chùa Cầu, bạn không cần phải mua vé. Tuy nhiên, nếu bạn muốn tham quan và khám phá bên trong Chùa Cầu, bạn cần mua vé tham quan.

Giá vé chùa Cầu được chia làm 2 mức giá khác nhau đó là vé dành cho khách Việt Nam và khách du lịch, cụ thể: 

  • 150.000 vnđ/khách nước ngoài.
  • 80.000 vnđ/khách Việt Nam.
Chùa Cầu Hội An
Vé tham quan du lịch Hội An cho những du khách chưa biết

Ngoài ra khi mua vé tham quan, du khách còn được tham gia vào các hoạt động, vui chơi, biểu diễn đường phố tại Hội An vào lúc 19h00 – 20h30 hàng ngày.

 Lưu ý: Đối với giá vé này bạn có thể tham quan 3/21 địa điểm tại phố cố Hội An.

Tìm hiểu về nguồn gốc chùa Cầu Hội An

Trải qua bao thăng trầm lịch sử, Chùa Cầu vẫn hiên ngang sừng sững như một biểu tượng của phố cổ Hội An. Nơi đây không chỉ thu hút du khách bởi vẻ đẹp kiến trúc độc đáo mà còn ẩn chứa những câu chuyện lịch sử đầy bí ẩn về nguồn gốc của nó. 

– Truyền thuyết chùa Cầu Hội An

Trong truyền thuyết Nhật Bản, tồn tại một thủy quái được gọi là Mamazu, hay còn được dịch ra Tiếng Việt là “con Cù”. Đây là thực thể được cho là gây ra các trận thiên tai ở những vùng biển – nơi nó thường xuất hiện.

Để ngăn chặn Mamazu gây ra tai hoạ, người Nhật đã xây dựng một cây cầu với hình dạng giống như một thanh kiếm đâm vào lưng của quái vật.

Chùa Cầu Hội An
Hình ảnh chùa Cầu ở phố cổ Hội An xưa

Trong quá khứ, khu vực Hội An thường xuyên phải đối mặt với lũ lụt do sông Thu Bồn gây ra. Điều này đã làm khó khăn cho các thương gia Nhật và gây rối cho cuộc sống của người dân địa phương.

Chùa cầu Nhật Bản Hội An trở thành một điểm tựa tinh thần quan trọng, giúp cả người Nhật và người dân địa phương vượt qua những thách thức đó và tạo dựng cuộc sống mới, tốt đẹp hơn.

– Lịch sử hình thành chùa cầu Hội An

Ngôi chùa này được xây dựng từ thế kỷ 17 bởi những thương nhân người Nhật.

Sau đó, ngôi chùa này được mở rộng với việc thêm phần chùa nối vào lan can phía Bắc và nhô ra giữa cầu tạo ra hình chữ “T”. Từ đó, cái tên “chùa Cầu” ra đời.

Chùa Cầu Hội An
Hình ảnh chùa cầu phố cổ Hội An bây giờ dưới màn ảnh nhỏ của nhiếp ảnh gia

Theo các bài thuyết minh chùa Cầu Hội An được biết: Ngôi chùa này đã trải qua các giai đoạn trùng tu vào các năm 1817, 1865, 1915 và 1986, chùa đã thay đổi kiến trúc từ phong cách Nhật Bản sang thiết kế đậm chất Việt Nam – Trung Quốc.

Cuối cùng, vào ngày 17/2/1990, chùa Cầu Hội An được UNESCO công nhận là di tích Lịch sử Văn hóa Quốc gia, là một sự tôn vinh cho giá trị lịch sử và văn hóa của nó.

Chùa Cầu Hội An có vai trò gì trong cuộc sống người địa phương và khách du lịch

Nhắc đến Hội An, không ai không biết đến Chùa Cầu, một biểu tượng du lịch nổi tiếng với kiến trúc độc đáo và giá trị lịch sử lâu đời. Nơi đây đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thu hút du khách đến với phố cổ:

– Chùa Cầu gắn liền với đời sống người dân Hội An

Đối với người dân địa phương thì cây cầu này nối liền hai bờ sông Hoài. Giúp điều tiết giao thông, tạo sự thuận tiện cho hoạt động đi lại giữa hai bên phường trong khu phố cổ.

Ngoài ra, chùa Cầu Hội An gắn liền với truyền thuyết về con quái vật Namazu và niềm tin tâm linh của người dân địa phương. Chùa được xây dựng ban đầu với mục đích trấn yểm thủy quái, cầu mong sự bình an cho cuộc sống.

Chùa Cầu Hội An
Chùa cầu là hình ảnh gắn liền với cuộc sống người dân thường ngày

 Đây cũng chính là nơi diễn ra các hoạt động tín ngưỡng, lễ hội truyền thống của người dân Hội An. Nơi đây thể hiện sự giao thoa văn hóa giữa Việt Nam, Trung Quốc và Nhật Bản, góp phần tạo nên bản sắc văn hóa độc đáo của phố cổ.

Ý nghĩa chùa cầu Hội An đối với khách du lịch

Chùa Cầu Nhật Bản ở Hội An là điểm đến “check-in” không thể bỏ qua của du khách khi đến Hội An. Tranh vẽ chùa Cầu Hội An xuất hiện trên nhiều ấn phẩm du lịch, bưu thiếp, góp phần quảng bá hình ảnh của phố cổ ra thế giới.

Chùa Cầu Hội An
Chùa Cầu có ý nghĩa rất lớn thu hút du khách đến ghé thăm hàng năm

Bên cạnh đó địa điểm này luôn nằm trong top google những điểm du lịch nổi tiếng không nên bỏ qua khi đến Hội An. Đó cũng chính là lý do mà ngôi chùa này luôn luôn xuất hiện trong các lịch trình tour du lịch Đà Nẵng – Hội An.  

Hướng dẫn cách di chuyển từ Đà Nẵng đến chùa Cầu Hội An

Quảng đường đi từ Đà Nẵng đến Hội An cũng khá thuận tiện và dễ đi. Do đó, bạn có thể lựa chọn bất cứ con đường nào hay phương tiện nào để đến khu phố cổ tham quan chùa Cầu.

– Từ Đà Nẵng – Hội An nên đi bằng con đường nào?

Từ Đà Nẵng – Hội An có rất nhiều tuyến đường du lịch cho bạn lựa chọn. Dưới đây sẽ là ba con đường phổ biến nhất thường được du khách hay các bác tài xế chọn để đến Hội An.

  • Tuyến 1: Đến trung tâm Đà Nẵng đi về hướng đường Võ Văn Kiệt – Võ Nguyên Giáp – Trường Sa – Lạc Long Quân – Phố cổ Hội An, Quảng Nam.
Chùa Cầu Nhật Bản Hội An
Đường đi đến chùa ở Cầu Hội An theo google map
  • Tuyến 3: Chạy qua cầu vượt ngã ba Huế dẫn về hướng đi Quảng Nam – Vĩnh Điện – rẽ trái qua Huỳnh Thúc Kháng – Phố cổ Hội An, Quảng Nam.
  • Tuyến 2: Từ Võ Chí Công men theo con đường Võ Nguyên Giáp – Lạc Long Quân – phố cổ Hội An, Quảng Nam.

– Phương tiện nào nên chọn khi du lịch Đà Nẵng – Hội An

Hiện xe máy, xe buýt và Taxi là ba phương tiện phổ biến nhất được nhiều du khách chọn lựa cho hành trình khám phá chùa cầu Hội An.

  • Xe buýt

Nếu bạn thuộc tips người đi du lịch tiết kiệm thì xe buýt là một lựa chọn hoàn hảo. Chỉ với 30.000 vnđ/chiều là bạn có thể đến được khu phố Hội An rồi đó. 

Chùa Cầu Hội An
Xe buýt là phương tiện rẻ nhất để du lịch Hội An mà bạn nên cân nhắc

Tuy nhiên, xe buýt thường sẽ không đi 1 đường để đến Hội An mà nó còn đi vòng đến các điểm để đón khách. Nếu bạn loà một người dễ say xe thì hãy nên cân nhắc việc đi xe buýt.

  • Xe máy

Xe máy có lẽ là một trong những hình thức được tín đồ mê phượt lựa chọn nhất cho hành trình du lịch Hội An. Sau khi đến Hội An du khách sẽ gửi xe ở nhà xe và đi bộ đến chùa Cầu Hội An. Giá thuê xe máy khá rẻ, chỉ dao động từ 120.000 vnđ – 150.000 vnđ/ngày. 

  • Taxi

Mặc dù giá thuê taxi khá đắt, dao động từ 300.000 vnđ/chiều – 400.000 vnđ/chiều nhưng vẫn được nhiều khách du lịch lựa chọn. 

Chùa Cầu Hội An
Taxi du lịch Hội An được nhiều khách du lịch lựa chọn

Di chuyển bằng taxi bạn sẽ không cần phải lo lắng về việc tìm kiếm đường đi hay chịu ảnh hưởng của nắng. Thay vào đó là lên xe và thư giản tầm khoảng 30 – 40 phút là đến Hội An rồi.

Ngoài ra bạn cũng có thể chọn hình thức đặt tour cho hành trình khám phá du lịch Đà Nẵng – Hội An.

>>> Xem thêm: Tour Hội An 1 ngày từ Đà Nẵng kết hợp Ngũ Hành Sơn chỉ 300k

Thời điểm du lịch chùa Cầu Hội An lý tưởng nên chọn

Chùa Cầu ở Hội An thuộc miền Trung, Việt Nam nên sẽ bị ảnh hưởng bởi 2 kiểu thời tiết là: Mùa mưa và mùa khô. 

Theo kinh nghiệm du lịch Hội An thì tháng 02 – tháng 08 là thời điểm vàng để ghé thăm và khám phá ngôi chùa Cầu Hội An. Đây là khoảng thời gian mà bầu trời trong xanh, có nắng rất lý tưởng để tham quan, check in, khám phá cũng như vui chơi ở phố cổ. 

  • Tháng 02 – tháng 04: Đây là lúc xuân về, bầu trời trở nên mát mẻ và ít mưa. Tạo điều kiện thuận lợi để lưu giữ những bức hình đẹp cũng như hoà mình vào không khí nhộn nhịp của mùa xuân.
Chùa Cầu Hội An
Hình ảnh du khách đến check in chùa Cầu vào những ngày nắng đẹp
  • Tháng 05 – tháng 08: Là lúc hè về nên thường xuyên xuất hiện những cơn nắng gắt, chói chan. Nếu lựa chọn đi vào thời điểm này, hãy tranh thủ đi vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát. Đây là thời điểm mà ngoài ghé thăm chùa Cầu Hội An ra thì du khách còn có cơ hội vi vu đến những bãi biển Hội An để tắm. Điều này làm cho chuyến du lịch của bạn trở nên đa dạng và trọn vẹn nhất.

Còn tháng 9 – tháng 1 năm sau là khoảng thời gian có mưa kéo dài nên sẽ làm cản trở cho quá trình di chuyển cũng như giảm trải nghiệm tham quan của bạn.

Chùa Cầu Hội An có gì mà thu hút du khách đến vậy?

Chùa Cầu không chỉ là một di tích lịch sử quan trọng mà còn là điểm du lịch thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước ghé thăm nhờ vào:

– Kiến trúc chùa Cầu mang đậm phong cách Nhật Bản

Chùa Cầu – một biểu tượng của phố cổ Hội An có tổng chiều dài 18 mét. Đây là ngôi chùa cầu được bắc qua một nhánh nhỏ của sông Thu Bồn. Chùa được xây dựng từ gỗ, với phần trên là nhà và phần dưới là cầu được đặt trên móng cầu làm bằng trụ đá.

Chùa Cầu Hội An
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của ngôi chùa khi bước vào bên trong

Cửa chính của chùa Cầu Hội An được trang trí bằng một tấm biển lớn viết bằng chữ Hán “Lai Viễn Kiều”. Phần chùa được ngăn cách với cầu bằng một lớp vách gỗ và bộ cửa song hạ bản, tạo ra một không gian vô cùng đặc biệt.

Ngoài ra, chùa Cầu Nhật Bản ở Hội An còn nổi bật với bức tượng thú đứng chầu, đại diện cho hai linh vật là Chó và Khỉ, thể hiện sự oai nghiêm. Điều này cũng đánh dấu thời gian khởi công từ năm Thân đến khi hoàn thành vào năm Tuất.

– Là ngôi chùa không thờ phật 

Bên trong chùa Cầu Hội An không thờ Phật như những ngôi chùa khác thay vào đó là nơi này tôn vinh những vị thần bảo hộ Bắc Đế Trấn Võ. Vị thần này sẽ có nhiệm vụ là mang lại sự bình an và cuộc sống yên bình cho người dân. 

Chùa Cầu Hội An
Thay vì thờ phật thì chùa Cầu lại thờ vị thần bảo hộ Bắc Đế Trấn Võ

– Hình ảnh ngôi chùa được in trong tờ tiền Việt Nam

Chùa Cầu Hội An trên tờ tiền nào? Là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Nếu để ý thì bạn cũng dễ dàng nhìn thấy được hình ảnh chùa Cầu trên tờ tiền polymer có mệnh giá là 20.000 vnđ của ngân hàng nhà nước Việt Nam. 

Chùa Cầu Hội An
Du khách dễ dàng bắt gặp hình ảnh cây cầu ở Hội An trong tờ 20.000 vnđ

Điều này cũng dễ dàng thấy rằng ngôi chùa này đóng vai trò rất quan trọng về đời sống còn tâm linh lẫn đời sống của con người.

– Điểm check in được giới trẻ thích mê 

Chùa Cầu Hội An không chỉ là biểu tượng lịch sử và kiến trúc độc đáo. Đây còn là điểm check in không thể bỏ qua đối với du khách khi ghé thăm phố cổ Hội An.

Chùa Cầu Hội An
Chùa cầu trở thành backrough lý tưởng được du khách chọn để chụp hình

Tại đây, bạn hoàn toàn có thể tự do biến hóa với nhiều kiểu trang phục theo phong cách yêu thích của mình. Dù là phong cách nhẹ nhàng, lịch lãm hay cá tính thì đều xinh mỗi khi lên hình.

Ngoài chùa Cầu Hội An ra thì còn có ngôi chùa nào nên ghé thăm khi đến phố cổ

Ngoài chùa Cầu ra thì Hội An vẫn còn sở hữu 3 ngôi chùa linh thiêng khác mà bạn không nên bỏ lỡ trong hành trình du lịch phố cổ.

– Chùa Pháp Bảo

  • Địa chỉ: 07 Phan Châu Trinh, phường Minh An, thành phố Hôi AN

Chùa Pháp Bảo hay còn được gọi là chùa di sản văn hoá thế giới. Vì thế mà được rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến dân hương và cúng bái.

Ngôi chùa này được thiết kế với phong cách kiến trúc cổ, độc đáo mang lại sự trang nghiêm và thanh tịnh.

Chùa Cầu Hội An
Hình ảnh kiến trúc chùa Pháp Bảo rất uy nghi và lộng lẫy

Đến ngôi chùa này, bạn sẽ trải nghiệm được một không gian yên bình và thanh tịnh đến lạ thường.

Mặc dù không phải là địa điểm check in lý tưởng như chùa Cầu Hội An nhưng chùa Pháp Bảo cũng thu hút được lượng du khách trong và ngoài nước đến dân hương và chụp hình.

– Chùa Ông

  • Địa chỉ: 24 đường Trần Phú, Phường Cẩm Châu, thành phố Hội An

Chùa Ông được xây dựng từ đầu thế kỷ 17 là một biểu tượng đậm chất lịch sử và văn hóa của Hội An với hơn 400 năm tuổi.

Nơi đây không chỉ nổi tiếng với kiến trúc độc đáo mà còn là kho báu lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống quý hiếm của phố cổ. 

Chùa Cầu Hội An
Hình ảnh bên ngoài chùa Ông vô cùng cuốn hút và ấn tượng

Nếu đến chùa Cầu Hội An để check in cũng như khám phá công trình kiến trúc cổ mang đậm phong cách Nhật. Chùa Ông sẽ là nơi để bạn chiêm ngưỡng những cổ vật quý hiệm như: Bia đá, bài thơ vịnh và ngụ ngôn cổ phong. 

Mỗi năm nơi đây đều tổ chức nhiều lễ hội truyền thống như lễ đầu xuân, lễ vía Ông và vía Quan Hiền Thành, thu hút sự tham gia của đông đảo du khách.

– Chùa Bà Mụ 

  • Địa chỉ: 675 A Hai Bà Trưng, Phường Minh An, thành phố Hội An

Nằm sâu trong lòng phố cổ Chùa Bà Mụ cách chùa Cầu Hội An khoảng 800 mét. Bước vào cổng chùa là mặt hồ trong veo phản chiếu bầu trời xanh thẳm cùng những chiếc bông sen trôi nổi trên mặt nước. 

Chùa Cầu Hội An
Chùa bà Mụ ở Hội An là một trinh những điểm check in thu hút giới trẻ

Chùa Bà Mụ đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Hội An nói chung và người Minh Hương nói riêng.

Không những thế mà ngôi chùa này còn là một trong những di tích lịch sử và văn hóa nổi tiếng của phố cổ Hội An. Đây cũng là một điểm check-in siêu hot được giới trẻ săn lùng. 

Những lưu ý mà du khách cần nắm khi ghé thăm chùa Cầu Hội An

Hầu như du khách nào khi đến phố cổ đều muốn ghé thăm và lưu lại những khoảnh khắc đẹp. Vậy để chuyến tham quan trở nên trọn vẹn và để lại nhiều ý nghĩa nhất thì hãy nắm vững những lưu ý dưới đây:

  • Trong quá trình ghé thăm chùa Cầu, tuyệt đối không được chen lấn hay nói chuyện to. Vì là địa điểm tâm linh nên du khách cũng nên chú ý đến trang phục. Nên lựa những loại trang phục kín đáo với màu sắc trang nhã.
  • Nếu là người am hiểu và yêu thích lịch sử, thích tìm hiểu về ngôi chùa này thì nên thuê một hướng dẫn viên riêng. Hoặc đăng ký tour Hội An để được hướng dẫn viên thuyết minh về Chùa Cầu Hội An.
Chùa Cầu Hội An
Những lưu ý khi ghé thăm chùa Cầu – Hình ảnh tượng trưng cho cả khu phố cổ
  • Du khách muốn chụp hình ở trong chùa thì phải được sự cho phép bởi ban quản lý chùa. Tuyệt đối không được chụp ảnh chùa Cầu Hội An tại khu vực thờ mà thay vào đó hãy tham quan.
  • Bên cạnh ngôi chùa là những hàng nước vỉa vè. Sau khi vi vu và kết thúc hành trình khám phá, check in tại ngôi chùa này. Du khách có thể ghé vào những gian hàng này để nghỉ ngơi 1 xíu.

Những bức hình chùa Cầu Hội An đẹp, hút khách

Với những gì được mô tả ở trên về ngôi chùa Cầu thì dưới đây là một số hình ảnh đẹp ngôi chùa mà Asia-park.vn tổng hợp được.

Chùa Cầu Hội An
Du khách tạo dáng check in với chùa Cầu vô cùng ấn tượng
Chùa Cầu Hội An
Hình ảnh du khách tấp nập tham quan chùa Cầu
Chùa Cầu Hội An
Kiến trúc bên trong ngôi chùa thật uy nghi và lộng lẫy

Chùa Cầu Hội An và những câu hỏi thường gặp?

Những câu hỏi liệt kê dưới đây là những thắc mắc của du khách được Asia-Park.vn tổng hợp được. 

– Đường đi đến chùa Cầu có đi ngang qua nhà cổ Tấn Ký không? 

Nhà cổ Tấn Ký nằm ở số 101 Nguyễn Thái Học, cách Chùa Cầu khoảng 500 mét. Bạn có thể đi bộ hoặc đi xe đạp từ nhà cổ Tấn Ký đến Chùa Cầu chỉ trong vài phút.

Chùa Cầu Hội An
Hình ảnh nhà cổ Tấn Ký phố cổ Hội An – Ngôi nhà cổ lâu đời nhất

– Chùa cầu Nhật Bản Hội An có cho phép dâng hương không?

Mặc dù không thờ phật như những ngôi chùa khác nhưng mục đích ngôi chùa là tạo nên địa điểm tâm linh, trang nghiêm. Nên du khách đến đây được phép dâng hương cầu bình an, may mắn cho bản thân và gia đình.

Chùa Cầu Hội An
Mọi người đến chùa Cầu đều được phép dâng hương để cầu nguyện

– Chùa Cầu Hội An bắc qua sông nào?

Chùa Cầu ở Hội An là một công trình kiến trúc nổi tiếng bắt qua dòng sông Hoài thơ mộng.

– Du lịch chùa Cầu đến đâu để mua vé?

Để thăm các điểm di tích, bạn có thể đến trực tiếp quầy vé tại cổng vào của phố cổ, nơi nhân viên sẽ hướng dẫn bạn cách mua và thanh toán. Hoặc ghé qua các địa điểm như: Quầy vé Đường Nguyễn Thị Minh Khai, quầy vé Quảng trường Sông Hoài, quầy vé Cầu An Hội,… để mua.

Chùa Cầu Hội An
Mua vé chùa cầu ở cổng bán vé

Chùa Cầu Hội An là một minh chứng sống về lịch sử và là biểu tượng văn hóa, tái hiện vẻ đẹp của Hội An. Bất kể thời gian trôi qua và biến cố lịch sử, chùa Cầu vẫn đứng vững, tỏa sáng với sự trang nghiêm và cổ kính. Nếu có cơ hội đến Hội An, hãy nhớ ghé thăm ngôi chùa này ngay bạn nhé!

Như Ý – Asia-Park.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *