Bảo tàng gốm sứ Mậu Dịch Hội An là một căn nhà cổ xưa được thành lập vào năm 1995. Nơi đây không chỉ trưng bày 400 hiện vật cổ cùng những câu chuyện về thời kỳ hưng thịnh của phố cổ mà còn là điểm đến tham quan thu hút nhiều du khách. Nếu bạn chưa có dịp ghé thăm hãy cùng Asia-Park để tìm hiểu về bảo tàng này nhé!
Tổng quan về bảo tàng gốm sứ Mậu Dịch Hội An
Bảo tàng gốm sứ Mậu Dịch là một trong bốn bảo tàng nổi tiếng nhất ở Hội An – nơi ghi lại lịch sử giao thương của phố cổ Hội An. Với những điểm nổi bật, bảo tàng này đã thu hút đông đảo du khách tham quan.
– Bảo tàng gốm sứ Mậu dịch ở Hội An nằm ở địa chỉ nào?
- Địa chỉ: 80 đường Trần Phú, phường Minh An, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam
Bảo tàng gốm sứ Mậu Dịch Hội An nằm trong trung tâm phố cổ nên du khách rất dễ dàng di chuyển. Không những thể bảo tàng cũng nằm rất gần với các điểm tham quan nổi bật khác ở Hội An.
– Vài nét nổi bật về bảo tàng gốm sứ Mậu Dịch Hội An
Như bạn đã biết, Hội An có nhiều bảo tàng nổi bật chuyên về những lĩnh vực trưng bày khác nhau. Trong đó, bảo tàng gốm sứ Mậu Dịch là điểm đến được nhiều du khách yêu thích nhất nhờ những điểm nổi bật sau:
- Bảo tàng này lưu giữ hàng trăm hiện vật gốm cổ từ thế kỷ VIII đến XVIII của Việt Nam. Hơn thế nữa, nơi đây còn sưu tầm được các món gốm cổ Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan và các quốc gia khác.
- Đây là khu vực tập trung trình bày các sản phẩm gốm sứ nổi tiếng của Hội An. Du khách sẽ được chiêm ngưỡng những tác phẩm gốm sứ độc đáo, từ các bình hoa, chậu cây, đến các sản phẩm trang trí nội thất và đồ dùng hàng ngày.
- Đến bảo tàng gốm sứ Mậu Dịch Hội An, du khách sẽ được tìm hiểu về các nguyên liệu và quy trình sản xuất gốm sứ truyền thống của Hội An. Các tư liệu và công cụ trưng bày sẽ giúp khách tham quan hiểu rõ hơn về quá trình chế tác và nung gốm.
- Bảo tàng còn có khu trưng bày các bức tranh và tác phẩm nghệ thuật tái hiện về những hoạt động làng gốm trong quá khứ.
>>> Xem thêm: Chùa Cầu Hội An có gì đẹp khiến du khách đứng ngồi không yên
Lịch sử hình thành bảo tàng gốm sứ Mậu Dịch Hội An
Theo như những gì hướng dẫn viên đã chia sẻ, từ thế kỷ XVI và XVII là thời kỳ phát triển sầm uất của các đô thị ở Việt Nam.
Bước sang thế kỷ XVII và XVIII, nhận thấy Hội An có nhiều tiềm năng để phát triển nên các kiều bào từ Trung Quốc, Nhật Bản. Ngoài ra, còn có các thuyền buôn từ Bồ Đào Nha và Hà Lan đã hội tụ về đây để buôn bán.
Điều này đã góp phần làm phát triển phố cổ thành một trong những thương cảng phát triển nhất thời kỳ đó. Mặc dù đến nay, thương cảng này đã ngừng hoạt động nhưng các sản phẩm gốm sứ của các thương lái vẫn còn được lưu giữ.
Từ thế kỷ XIX vào năm 1920 Bảo tàng gốm sứ Mậu Dịch Hội An được xây dựng dựa trên một ngôi nhà gỗ hai tầng. Ngôi nhà này được chia thành ba phần theo kiến trúc truyền thống của nhà cổ Hội An, bao gồm gian trước, gian sau và nhà cầu. Trung tâm của ngôi nhà là sân trời, kế bên là bếp và khu vệ sinh.
Sau quá trình trùng tu vào năm 1994, ngôi nhà được sử dụng làm bảo tàng gốm sứ Hội An từ năm 1995. Nơi trưng bày các hiện vật và kể câu chuyện về lịch sử cảng Hội An.
Nơi đây cũng là minh chứng cho sự phát triển quan hệ văn hóa và kinh tế của Việt Nam với thế giới. Không những thế, còn thể hiện tầm quan trọng của cảng Hội An trong mạng lưới giao thương gốm sứ trên biển vào thời điểm đó.
Giờ mở cửa và giá vé bảo tàng gốm sứ Mậu Dịch Hội An
Bảo tàng gốm sứ nằm trong 21 điểm du lịch nên khi tham quan du khách nên lưu ý thời gian mở cửa và giá vé dưới đây.
– Bảo tàng gốm sứ Mậu Dịch mở cửa lúc mấy giờ?
Nếu bạn muốn tham quan Bảo tàng Gốm sứ Hội An, hãy lên kế hoạch và sắp xếp thời gian phù hợp vì bảo tàng sẽ có 1 ngày đóng cửa trong tháng.
Theo quy định của ban quản lý, bảo tàng mở cửa từ 7:00 sáng đến 21:00 tối. Tuy nhiên, vào ngày 15 hàng tháng bảo tàng sẽ tạm ngưng đón khách để tiến hành công tác bảo quản, sửa chữa và cải tạo.
– Giá vé tham quan bảo tàng gốm sứ Mậu Dịch như thế nào?
Hội An hiện lưu trữ và bảo tồn hơn 1.360 di tích, bao gồm bảo tàng gốm sứ Mậu Dịch Hội An cùng các giếng cổ, miếu thờ, chùa, đình, mộ và nhiều địa điểm khác.
Để khám phá các di tích này, du khách phải mua vé. Khi mua vé, bạn có thể lựa chọn 3 trong tổng số 21 điểm tham quan, trong đó bao gồm cả bảo tàng gốm sứ và 2 địa điểm tự chọn khác.
- Giá vé dành cho khách nội địa: 80.000 VNĐ/người/lượt.
- Giá vé dành cho khách nước ngoài: 120.000 VNĐ/người/lượt.
>>> Xem thêm: Phố đèn lồng Hội An – Điểm check-in lung linh, lãng mạn
Bảo tàng gốm sứ Mậu Dịch Hội An và thời điểm lý tưởng để tham quan
Bảo tàng Gốm sứ Mậu Dịch là một địa điểm tham quan trong nhà cho nên bạn có thể đến đó vào bất kỳ thời điểm nào. Tuy nhiên, để tận hưởng trọn vẹn việc tham quan các địa điểm khác bạn nên ghé thăm Hội An vào mùa khô.
Theo kinh nghiệm du lịch Hội An trong nhiều năm qua của Asia-Park, mùa khô tại phố cổ kéo dài từ tháng 2 đến tháng 9, thời tiết trong khoảng thời gian này thường thuận lợi để khám phá ngõ ngách phố cổ và check in bên bãi biển.
Do đó, nếu bạn muốn kết hợp tham quan bảo tàng gốm sứ Mậu Dịch Hội An và các điểm du lịch khác ở phố cổ nên lựa chọn một trong những tháng ở mùa khô.
Vào mùa mưa, Hội An lại có những cơn mưa kéo dài nên thường gây ra lũ lụt rất nguy hiểm để du khách tham quan bảo tàng và các điểm khác. Nên du khách hãy cân nhắc và xem dự báo thời tiết trước khi có kế hoạch du lịch vào mùa mưa.
Hướng dẫn phương tiện và đường đi đến bảo tàng gốm sứ Mậu Dịch Hội An
Nếu xuất phát từ Đà Nẵng đến bảo tàng gốm sứ Mậu Dịch du khách sẽ di chuyển theo tuyến đường và các phương tiện phổ biến sau:
+ Tuyến đường từ Đà Nẵng đến Hội An
Để di chuyển từ Đà Nẵng đến phố cổ Hội An có rất nhiều tuyến đường đi nhưng đây là 2 tuyến phổ biến và dễ di chuyển nhất.
- Tuyến đường dọc bãi biển Mỹ Khê: Bạn đi từ cầu Rồng theo đường Võ Văn Kiệt, rẽ trái vào đường Võ Nguyên Giáp, tiếp tục đi thẳng qua Trường Sa và Lạc Long Quân. Bên trái sẽ có bảng chỉ dẫn đường vào Hội An, bạn rẽ vào và tiếp tục đi thẳng là đến được.
- Tuyến đường qua trung tâm thành phố Đà Nẵng: Bạn xuất phát từ trung tâm thành phố Đà Nẵng, đi dọc đường Lê Văn Hiến và Trần Đại Nghĩa, sau đó tiếp tục đi thẳng qua đường Nguyễn Tất Thành để đến thành phố Hội An.
Sau khi đến Hội An du khách tiếp tục rẽ trái ở đường Trần Hưng Đạo, rẽ phải ở Nguyễn Huệ và đi khoảng 150m. Đến đường Phan Châu Trinh, rẽ vào và đi đến số 80 Trần Phú. Đó là địa chỉ của bảo tàng Gốm sứ Mậu Dịch.
+ Phương tiện di chuyển từ Hội An đến bảo tàng
Đi du lịch từ Đà Nẵng đến Hội An du khách sẽ không cần lo lắng về phương tiện để di chuyển. Dưới đây là những phương tiện phổ biến mà du khách có thể tham khảo.
+ Xe xích lô: Một trong những phương tiện mà du khách nên thử khi ghé thăm phố cổ chính là xích lô. Bạn có thể di chuyển bằng xích lô đến bảo tàng gốm sứ và dạo quanh phố cổ chỉ với 150k/1 tiếng.
+ Xe máy: Thuê xe máy có giá từ 80.000 đến 120.000 đồng. Với mức giá này và một số tiền xăng, bạn có thể tự do khám phá các con đường đến bảo tàng gốm sứ Mậu Dịch Hội An theo ý muốn.
+ Xe ô tô và taxi: Nếu bạn không thích đi bộ có thể chọn thuê ô tô tự lái hay taxi. Giá cước thuê xe ô tô thường dao động từ 12k/1km.
Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn xe đạp hoặc xe máy, nhưng chỉ trong khoảng thời gian sáng sớm cho đến trước 15h00 chiều. Sau thời gian này, các phương tiện sẽ không được phép vào khu phố cổ.
Nếu bạn không muốn lo bất cứ vấn đề gì về phương tiện, đường đi, điểm lưu trú, ẩm thực Hội An. Tốt nhất bạn nên đặc tour du lịch Hội An 1 ngày để được tận hưởng nhiều trải nghiệm thú vị.
Bảo tàng gốm sứ Mậu Dịch Hội An có gì hấp dẫn du khách?
Bảo tàng Gốm Sứ Hội An được biết đến như một cánh cửa mở ra cho sự khám phá sâu hơn về nghề gốm truyền thống của Hội An. Một làng nghề đã nuôi sống người dân và trở thành điểm buôn bán của các thương lái ngày xưa.
– Khám phá nền gốm sứ Mậu Dịch mở rộng khắp thế giới
Bảo tàng Gốm sứ Mậu Dịch đã lưu giữ hơn 400 hiện vật Gốm sứ từ thế kỷ VIII đến XVIII. Các hiện vật này đại diện cho sự giao thoa văn hóa giữa Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan và các quốc gia Trung Cận Đông trong quá khứ.
Bảo tàng Gốm sứ Mậu Dịch Hội An trưng bày nhiều hiện vật từ nhiều nước, bao gồm cả những mảnh vỡ nhưng vẫn giữ được nét độc đáo của chúng. Điều này gợi nhớ về quá khứ huy hoàng của Phố cổ Hội An. Tham quan bảo tàng giúp tăng kiến thức về đồ gốm sứ và ngắm nhìn những tác phẩm tuyệt vời do những nghệ nhân tài ba tạo ra.
– Chiêm ngưỡng hiện vật gốm sứ
Bảo tàng gốm sứ Hội An trưng bày các hiện vật gốm sứ từ hàng trăm năm trước, bao gồm bát đĩa, chén rượu, ấm trà, bình hoa, tranh gốm sứ… Những cổ vật gốm sứ Hội An là minh chứng cho tài hoa và khéo léo của người Việt từ hơn 2000 năm trước.
Bên cạnh đó, bảo tàng gốm sứ Mậu Dịch Hội An cũng trưng bày nhiều món đồ gốm sứ cổ từ thương nhân thế giới cổ xưa, đặc biệt là đồ gốm sứ cổ Trung Quốc. Du khách có thể ngắm nhìn những món gốm sứ cổ từ thời Minh và Thanh, có giá trị và được bảo tồn gần như nguyên vẹn.
Bảo tàng còn lưu giữ những hiện vật khai quật từ tàu buôn chìm tại biển Cù Lao Chàm. Những cổ vật này bao gồm đĩa, bình có kích thước lớn, trang trí hoa văn thảo mộc và vẫn giữ nguyên hình dạng ban đầu sau khi được trục vớt.
– Thưởng thức các bức tranh tái hiện làng nghề Mậu Dịch
Trong quá trình tham quan các mẫu gốm sứ được trưng bày ở tủ kính. Du khách có thể ngắm nhìn những bức tranh mô hình tái hiện lịch sử hình thành bảo tàng gốm sứ Mậu Dịch Hội An. Cũng như các hoạt động thương mại theo từng giai đoạn của Hội An.
Khu trưng bày này mang đến những hình ảnh sống động về quá khứ hào hùng của Hội An. Giúp du khách hiểu và trân quý hơn lịch sử đặc biệt của vùng đất này.
Bảo tàng gốm sứ Mậu Dịch Hội An và những trải nghiệm đáng nhớ
Ngoài việc tham quan các cổ vật quý giá ở bảo tàng đến đây du khách còn được trải nghiệm thêm những điều thú vị sau.
+ Chiêm ngưỡng kiến trúc bảo tàng Mậu Dịch
Bảo tàng gốm sứ Mậu Dịch là một căn nhà xây dựng vào năm 1920 với diện tích rộng rãi. Kiến trúc của bảo tàng lấy cảm hứng từ nhà cổ Hội An thế kỷ XIX với kết cấu hai tầng.
Tất cả các nội thất bên trong bảo tàng gốm sứ Mậu Dịch Hội An được làm bằng chất liệu gỗ nên mang lại cảm giác rất thân thuộc và cổ kính.
Điểm nhấn của bảo tàng là các cây trụ trong nhà đều được khắc hoa văn sắc sảo. Các khu vực trong nhà được bài trí hiện vật và tư liệu theo các chủ đề khác nhau, nhằm giới thiệu văn hóa Hội An nói chung và sự phát triển của bảo tàng trong suốt quá khứ.
+ Check in cùng không gian cổ kính trong bảo tàng
Bảo tàng gốm sứ Mậu Dịch Hội An không chỉ là điểm tham quan lịch sử, mà còn là một địa điểm “check-in” hấp dẫn với không gian độc đáo. Với kiến trúc nhà cổ Hội An và khu vực trưng bày được bài trí tỉ mỉ, bảo tàng tạo ra một không gian thú vị để chụp ảnh.
Du khách có thể “check-in” cùng những góc chụp sáng tạo trong bảo tàng. Những mảng gốm sứ màu sắc đa dạng, tranh gốm sứ tinh xảo… Hoặc tạo dáng tự nhiên bên khung hình ảnh tái hiện hình ảnh thương cảng một thời gian phồn thịnh.
+ Tham gia hoạt động làng nghề truyền thống
Bên cạnh việc trưng bày gốm sứ, bảo tàng gốm sứ Mậu Dịch Hội An cũng tổ chức các hoạt động thú vị cho du khách. Du khách có thể tham gia trải nghiệm vẽ hoa văn trên gốm, thực hiện tranh, thiệp bằng xoắn giấy thủ công và tìm hiểu thêm về nghệ thuật truyền thống.
Không những thế nơi đây cũng là là điểm đến tham quan của nhiều trường học. Thông qua các hiện vật, tư liệu và hình ảnh minh họa về cuộc sống, nền văn hóa phố cổ ngày xưa.
Bảo tàng gốm sứ Mậu Dịch sẽ giúp các bạn học sinh hiểu hơn về đời sống của người miền Trung nói chung và Hội An nói riêng.
Ngoài bảo tàng gốm sứ Mậu Dịch Hội An còn có điểm tham quan nào?
Sau khi tham quan bảo tàng Mậu Dịch, bạn có thể kết hợp thêm các địa điểm nổi bật nằm gần đó để chuyến đi Hội An được trọn vẹn hơn.
– Chợ Hội An
Chợ Hội An là một địa điểm lý tưởng để du khách khám phá văn hóa và con người địa phương của Hội An. Cùng thưởng thức các món ăn ngon và mua sắm những món đồ lưu niệm tại phố cổ.
Ngoài việc làm giàu kiến thức qua việc tham quan bảo tàng gốm sứ Mậu Dịch Hội An. Du khách cũng có thể tìm đến chợ để thưởng thức ẩm thực và chụp những bức hình đẹp.
- Địa chỉ: 19 Trần Phú, Phường Cẩm Châu, TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam.
- Giờ mở cửa: 6h00 – 20h00
– Hội quán Phúc Kiến
Hội quán Phúc Kiến Hội An là một di tích kiến trúc độc đáo và tâm linh được xây dựng bởi thương nhân người Phúc Kiến. Đây là nơi gắn kết cộng đồng và tổ chức các cuộc họp. Hội quán nằm rất gần với bảo tàng Gốm sứ Mậu Dịch Hội An, bạn có thể đi bộ vài bước là tới ngay.
Với vẻ đẹp cổ kính và ý nghĩa tôn giáo, Hội quán này tạo cho du khách một ấn tượng sâu sắc và khó quên khi đặt chân đến.
- Địa chỉ: 46 Đ. Trần Phú, Phường Cẩm Châu, TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam.
- Giờ mở cửa: 7h00 – 18h00 từ thứ hai đến chủ nhật
– Bảo tàng Sa Huỳnh Hội An
Khác với bảo tàng gốm sứ Mậu Dịch Hội An, đến tham quan bảo tàng Văn hoá Sa Huỳnh du khách sẽ chiêm ngưỡng các cổ vật như đồ trang sức, trang phục.
Ngoài các cổ vật bảo tàng còn tái hiện các phong tục, tập quán của người Sa Huỳnh. Điều này giúp du khách có cơ hội tìm hiểu sâu hơn về lịch sử và văn hóa của cộng đồng này từ thời cổ đại.
- Địa chỉ: Số 149 Đ. Trần Phú, Phường Cẩm Phô, TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam.
- Giờ mở cửa: Vào lúc 7h00 – 21h00 hàng ngày ( Trừ ngày mùng 10/hàng tháng)
Lưu trú ở đâu khi du lịch ở bảo tàng gốm sứ Mậu Dịch Hội An
Hội An là một điểm đến phong phú và đa dạng mang trong mình một nét cổ kính khiến nhiều du khách lựa chọn điểm du lịch chữa lành.
Nếu bạn chỉ có một ngày để khám phá, sẽ khó có thể trải nghiệm hết tất cả. Vì vậy, nếu có thể, nên xem xét việc ở lại qua đêm để có đủ thời gian khám phá nhiều địa điểm hơn.
Gần Bảo tàng gốm sứ Mậu Dịch Hội An có nhiều khách sạn và homestay để du khách lựa chọn. Những nơi nghỉ này được trang bị đầy đủ tiện nghi và tạo không gian thoải mái, đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi của du khách.
+ Gợi ý một số homestay Hội An:
- Loongboong Homestay Hội An: Làng rau Trà Quế, TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam.
- Santori Hoi An Homestay: ĐX18, P. Cẩm Thanh, TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam.
- The view Homestay: Kiệt 28/6 đ. Trần Hưng Đạo, Sơn Phong, TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam.
+ Gợi ý một số khách sạn Hội An:
- Old Yellow House: Kiệt 51/5b đường Phan Châu Trinh, TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam.
- Anio Hội An hotel: 03 Lê Đình Thám,TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam.
- KOI hotel: Toạ lạc ở bãi biển Cửa Đại, Âu Cơ, TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam.
+ Gợi ý một số Resort Hội An nằm gần bảo tàng Gốm sứ Mậu Dịch Hội An:
- Le Balhamy resort & spa Hội An: Bãi biển Hà My, Điện Dương, TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam.
- Almanity Hoi An wellness resort: 326 Đ. Lý Thường Kiệt, P. Minh An,TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam.
- Anantara Hội An: 1 Đ. Phạm Hồng Thái, P. Cẩm Châu, TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam.
>>> Xem thêm: TOP 24 resort Hội An phòng ốc hiện đại, view đẹp, giá rẻ
Tham quan bảo tàng gốm sứ Mậu Dịch Hội An nên ăn gì?
Kết thúc cuộc hành trình tham quan bảo tàng gốm và các điểm du lịch khác thì việc nạp năng lượng với những món ăn đặc trưng của phố cổ là điều không thể bỏ qua.
Bánh bèo Hội An
Bạn có thể ghé quán bánh bèo ở Hội An, nơi có những chiếc bánh bèo trắng đục nổi bật với lớp vỏ dày nhưng mềm mại.
Khi ăn, bạn sẽ không cảm thấy ngán và hương vị đậm đà của nhân tôm thịt được sên kẹo sẽ làm bạn mê mẩn. Khi kết hợp với nước mắm chua ngọt, hương vị trở nên vừa vặn, không quá mặn hay nhạt.
Hãy lót bụng vài chén bánh bèo trước hành trình tham quan bảo tàng Gốm sứ Mậu Dịch Hội An và các điểm du lịch nổi bật ở Hội An nhé.
+ Gợi ý quán bánh bèo
- Bánh bèo cô Xê: 613 Nguyễn Tất Thành, Thanh Hà
- Bánh bèo Bà Mỹ Hội An: Nguyễn Thị Minh Khai, phường Minh An
- Quán bánh bèo Hội An Cô Tý: 5 Thái Phiên, phường Minh An
Cao lầu Hội An
Khi đến thăm bảo tàng Gốm sứ Mậu Dịch Hội An, hãy nhớ thưởng thức món cao lầu nổi tiếng của khu phố cổ. Cao lầu Hội An không chỉ là một món ăn ngon mà còn là biểu tượng của niềm tự hào về nền ẩm thực đặc trưng của Hội An.
Sợi mì cao lầu thơm ngon và mềm mịn, kết hợp với lát xịt xá xíu được ướp theo công thức truyền thống, cùng với rau sống tạo nên một bữa ăn độc đáo và hấp dẫn.
+ Gợi ý quán cao lầu
- Cao lầu Không Gian Xanh Hội An: 687 đường Hai Bà Trưng, ngay trung tâm TP. Hội An, Quảng Nam
- Cao lầu Hội An Trung Bắc: 87 đường Trần Phú, trung tâm TP. Hội An, Quảng Nam
- Cao lầu Hội An ngon rẻ Bà Bé nằm gần chợ Hội An
Bánh vạc hồng
Bánh bao và bánh vạc là hai món bánh đặc trưng của Hội An được nặn khéo léo với phần nhân làm từ nấm mèo, tôm và thịt, cùng với gia vị bí truyền mang hương vị đặc biệt.
Các thành phần của chiếc bánh tạo nên một trải nghiệm ẩm thực độc đáo khi thưởng thức ở Hội An. Hãy note vào kế hoạch tham quan bảo tàng gốm sứ Mậu Dịch Hội An cũng như phố cổ để không bỏ lỡ món ngon này nhé.
+ Gợi ý quán bánh vạc hồng
- Lò Bánh Bao Bánh Vạc Hoa Hồng Trắng: 533 Hai Bà Trưng, Phường Cẩm Phổ, Thành phố Hội An, Tỉnh Quảng Nam
- Nhà hàng Trống Cơm: 51 Lý Thường Kiệt, Phường Cẩm Châu, Thành phố Hội An, Tỉnh Quảng Nam
- Chợ Hội An hoặc các gánh hàng rong quanh phố cổ
>>> Xem thêm: TOP 33 quán chè Hội An ngon tuyệt cú mèo cực đông khách
Hến xào – bánh đập
Nếu bạn không biết nên ăn gì ở sau khi tham quan bảo tàng gốm sứ Mậu Dịch Hội An, hãy thưởng thức các quán bánh đập – hến xào.
Món bánh ở đây nổi tiếng với hương vị thơm ngon và chất lượng. Ngay từ xa, bạn đã có thể ngửi thấy mùi hương dịu nhẹ của gạo, bánh tráng nướng và bát nước chấm hành đặc trưng.
Hến xào kèm bánh đập là một món ngon không thể bỏ qua, với hến được bắt từ cồn Hến và mang đến hương vị thơm ngon đặc trưng. Thực khách sẽ thưởng thức và mãn nhãn mà không bao giờ cảm thấy chán.
+ Gợi ý quán hến xào – bánh đập
- Quán bánh đập số 9 Hội An: Cửa Nam, Hội An
- Quán bánh đập Hội An Phúc : phường Cẩm Nam, TP. Hội An
- Bánh đập Cẩm Nam Hội An: 679 đường Hai Bà Trưng, Phường Cẩm Phổ, TP. Hội An
Ngoài những món này vẫn còn rất nhiều món đặc sản Hội An mà bạn nên thử. Cụ thể như mì quảng, bánh mì, xiên nướng, cơm gà…
Bảo tàng gốm sứ Mậu Dịch Hội An và những lưu ý cần biết
Bảo tàng gốm sứ là một công trình trưng bày toàn những mẫu gốm cổ. Để chuyến ghé thăm bảo tàng được trọn vẹn bạn nên “bỏ túi” một số lưu ý sau:
- Trước khi khám phá, hãy mua vé tại quầy bán vé hoặc các điểm được chỉ định. Điều này giúp giảm thời gian chờ đợi và hỗ trợ quỹ bảo tàng duy trì và bảo dưỡng.
- Hãy ăn mặc lịch sự và thoải mái để thể hiện sự tôn trọng của mình đối với bảo tàng. Tránh mặc quá ngắn hay quá lôi thôi.
- Đến tham quan bảo tàng gốm sứ Mậu Dịch Hội An, đừng chạm vào hiện vật để bảo vệ chúng khỏi sự tác động của tay người và duy trì tình trạng tốt nhất cho bảo tàng.
- Nếu xảy ra sự cố và có tài sản trong bảo tàng bị hư hại, hãy thông báo ngay cho nhân viên quản lý. Bất kỳ thiệt hại nào cũng cần được bồi thường để bảo tồn giá trị nghệ thuật của bảo tàng.
- Hãy duy trì vệ sinh cá nhân và giữ gìn vệ sinh chung của không gian bảo tàng.
Một số câu hỏi liên quan đến bảo tàng gốm sứ Mậu Dịch Hội An
Bảo tàng gốm sứ cũng nằm trong danh sách được nhiều du khách ghé thăm. Bởi vậy nên có rất nhiều câu hỏi của du khách về bảo tàng gốm được Asia-Park liệt kê và giải đáp như sau.
– sao có tên gọi bảo tàng gốm sứ Mậu Dịch?
Bảo tàng Gốm sứ Mậu Dịch trước đây là một ngôi nhà gỗ truyền thống. Tuy nhiên, sau đó, nó đã được chuyển đổi thành một không gian trưng bày nhiều tư liệu hình ảnh liên quan đến nghề làm gốm sứ.
Bảo tàng này tích lũy nhiều hiện vật lịch sử và trưng bày các mô hình gốm sứ đại diện cho thời kỳ phát triển sôi động tại thượng cảng Hội An.
Vì vai trò này, bảo tàng đã được đặt tên là Bảo tàng Gốm sứ Mậu Dịch, hay còn được biết đến với tên gọi Bảo tàng Gốm sứ Hội An.
– Tham quan bảo tàng gốm sứ Mậu Dịch nên mặc đồ gì phù hợp?
Khi tham quan bảo tàng gốm sứ Mậu Dịch Hội An, nên mặc đồ lịch sự và thoải mái. Đây là một không gian trang trọng và tôn trọng. Áo sơ mi, áo phông, áo thun kèm quần jeans hoặc quần bò đơn giản là lựa chọn phù hợp.
– Có được mang theo đồ ăn vào bảo tàng không?
Thông thường, không được phép mang theo đồ ăn vào bảo tàng gốm sứ Mậu Dịch. Điều này nhằm đảm bảo vệ sinh và giữ gìn những tác phẩm nghệ thuật quý giá trong không gian bảo tàng.
Bảo tàng gốm sứ Mậu Dịch Hội An là nhân chứng sống chứng kiến sự hình thành và phát triển từng ngày của nghề gốm nói riêng và phố cổ nói chung. Đến với Hội An, hãy ghé thăm bảo tàng gốm để chiêm ngưỡng những cổ vật độc đáo cũng như làm sống dậy những cảm xúc về một thương cảng một thời phồn thịnh.
Thiên – Asia-Park
C thể bạn quan tm
Review biển Cửa Đại Hội An ở đâu, có trải nghiệm gì hấp dẫn?
Sông Hoài Hội An – Dòng sông thơ mộng gắn liền với phố cổ
Bảo tàng Nghề Y truyền thống Hội An ở đâu, có gì đặc biệt?