Chùa Bà Mụ Hội An

Chùa Bà Mụ Hội An – Điểm đến check-in với vô vàn background

Chùa Bà Mụ Hội An không chỉ là nơi thờ phụng linh thiêng. Đây là điểm đến sở hữu nhiều góc check – in được đông đảo du khách, đặc biệt là các bạn trẻ yêu thích. Nếu bạn cũng đang tìm một góc sống ảo tuyệt đẹp tại phố cổ thì Asia-Park nghĩ đây là một tọa độ mà bạn không thể bỏ qua hãy theo chân Asia-Park nào!

Chùa Bà Mụ Hội An
Chùa Bà Mụ là điểm đến thu hút team đam mê sống ảo

Giới thiệu vài nét về chùa Bà Mụ Hội An

Hội An sở hữu rất nhiều ngôi chùa cổ kính với những họa tiết tinh xảo. Một trong những ngôi chùa được nhiều du khách biết đến chính là chùa Bà Mụ. Vậy chùa này nằm ở đâu?

– Chùa Bà Mụ ở đâu Hội An?

  • Địa chỉ: 675 Hai Bà Trưng, TP.Hội An, Tỉnh Quảng Nam

Bà Mụ là một ngôi chùa nằm ở trung tâm phố cổ Hội An, trên trục đường Hai Bà Trưng. Vị trí của chùa rất gần với chùa Cầu – một địa điểm du lịch nổi tiếng của Hội An, do đó bạn dễ dàng tìm thấy hai ngôi chùa này.

Chùa Bà Mụ Hội An
Chùa bà Mụ nằm ngay trên đường Hai Bà Trưng gần trung tâm phố cổ

Chùa Bà Mụ Hội An có từ lâu đời và được coi là một di tích quan trọng. Chùa đã góp phần quan trọng vào đời sống tinh thần và tín ngưỡng của cả người dân địa phương và du khách khi đến Hội An du lịch.

– Chùa Bà Mụ Hội An thờ ai?

Cũng giống như chùa Cầu ở Hội An, Chùa Bà Mụ không thờ Phật mà thờ các vị thần. Chùa có gian trái gọi là Cẩm Hà Cung, nơi thờ Đức Bảo Sanh Đại và 36 bức tượng đại diện cho 36 vị tôn thành. 

Chùa Bà Mụ Hội An
Chùa bà Mụ thờ 12 bà Mụ và nhiều thần khác

Gian bên phải của chùa Bà Mụ Hội An, thờ Thổ Kỳ và Tổ đình Minh Hương. Khu vực Hải Bình Cung của chùa thờ Đức Thiên Hậu Thánh Mẫu, 12 Bà Mụ và tượng thần Thiên Lý, thần Thuận Phong Nhĩ. 

Nét tín ngưỡng thờ cúng này vẫn được duy trì cho đến ngày nay, với hy vọng có một cuộc sống an yên, hạnh phúc và con cháu hiếu lễ.

– Tại sao có tên Chùa Bà Mụ?

Ngôi chùa này trước đây được gọi là Cẩm Hà Cung và Hải Bình Cung. Tuy nhiên, vì tên gọi này hơi dài và phức tạp.

Chùa Bà Mụ Hội An
Ngày xưa chùa Bà Mụ được gọi là Cẩm Hà Cung và Hải Bình Cung

Người dân đã quyết định lược bỏ và đổi thành tên gọi đơn giản là chùa Bà Mụ Hội An hoặc chùa 12 Bà Mụ Hội An để dễ đọc và nhớ. Tên gọi này đã truyền tụng và được sử dụng cho đến ngày nay.

Chùa Bà Mụ khác gì với chùa Cầu Hội An?

Hai ngôi chùa nổi tiếng ở phố cổ mà chắc hẳn ai đến đây du lịch cũng muốn ghé thăm đó chính là Chùa Bà Mụ và Chùa Cầu Hội An. Như chúng tôi đã chia sẻ ở trên hai ngôi chùa này nằm gần nhau nhưng mỗi ngôi chùa lại mang đến du khách mỗi nét đặc trưng riêng.

Chùa Bà Mụ Hội An là một ngôi chùa nổi tiếng và có lịch sử lâu đời. Chùa được xây dựng với mục đích sinh hoạt cộng đồng, văn hóa tâm linh, tín ngưỡng. Đặc biệt chùa bà Mụ có bức tường được thiết kế với nhiều hoa văn sắc sảo khiến bao du khách phải trầm trồ.

Chùa Bà Mụ Hội An
Chùa bà Mụ và Chùa Cầu đều có nét đẹp riêng

Chùa Cầu Hội An hay còn gọi là chùa Cầu Nhật Bản, là một ngôi chùa cổ nổi tiếng và biểu tượng của Hội An. 

Cầu này được xây dựng vào thế kỷ 16 và có kiến trúc độc đáo kết hợp giữa phong cách Nhật – Việt – Trung. Trên cầu có một ngôi đền nhỏ, được gọi là Chùa Cầu, là nơi thờ cúng các vị thần và mang ý nghĩa tâm linh đối với cộng đồng.

Khác với kiến trúc chùa bà Mụ, chùa Hội An được thiết kế với phần mái ngói âm dương với những chiếc đĩa gốm men được khảm trên mái.

Lịch sử chùa Bà Mụ Hội An nhiều người chưa biết

Mỗi ngôi chùa ở phố cổ đều có một quá khứ lộng lẫy, thường là nơi để bà con cầu mong cuộc sống ấm no và Chùa Bà Mụ cũng vậy.

Chùa Bà Mụ bắt đầu được xây dựng từ năm 1626. Ban đầu, chùa nằm ở một vị trí khác trước khi được chuyển đến vị trí hiện tại. Tuy nhiên, qua thời gian và ảnh hưởng của chiến tranh, thời tiết chỉ còn lại cổng ra vào của chùa.

Chùa Bà Mụ Hội An
Chùa Bà Mụ bắt đầu được xây dựng từ năm 1626

Từ năm 1848 đến 1922, chùa Bà Mụ Hội An đã được trùng tu với quy mô lớn và hoành tráng hơn. Trong quá trình này, cổng Tam quan được coi là hạng mục quan trọng nhất và cảnh quan di tích xung quanh cũng được hoàn thiện lại. Công trình cuối cùng hoàn tất vào năm 2016.

Ngôi chùa này đã được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đánh giá là một công trình kiến trúc độc đáo của tỉnh Quảng Nam. Do đó, thành phố Hội An đã có kế hoạch bảo tồn và bảo vệ ngôi chùa này.

Hướng dẫn đường đi và phương tiện tới chùa Bà Mụ Hội An

Cũng như hướng đi của các điểm nổi bật ở phố cổ, nếu xuất phát từ Đà Nẵng bạn có thể đi theo hướng dẫn mà Asia-Park sẽ gợi ý.

Di chuyển từ Đà Nẵng đến Hội An

Để di chuyển từ Đà Nẵng đến chùa Bà Mụ ở Hội An, bạn có thể lựa chọn một trong ba tuyến đường sau:

  • Tuyến 1: Đi theo đường Trường Sa hoặc Võ Nguyên Giáp, rồi rẽ vào đường Lạc Long Quân để tiếp tục hướng đi Hội An.
  • Tuyến 2: Đi theo đường Lê Văn Hiến, sau đó đi qua tỉnh lộ Đà Nẵng – Hội An và tiếp tục đi thẳng để vào phố cổ Hội An.
  • Tuyến 3: Di chuyển theo Quốc lộ 1A về hướng Nam, sau đó rẽ trái qua đường Vĩnh Điền và tiếp tục đi qua đường Huỳnh Thúc Kháng để vào thành phố Hội An.
Chùa Bà Mụ Hội An
Di chuyển từ Đà Nẵng đến Hội An sau đó vào chùa bà Mụ

– Gợi ý phương tiện từ Hội An đến chùa Bà Mụ

Từ trung tâm thành phố Hội An, bạn tiếp tục đi theo hướng Trần Hưng Đạo và Phan Chu Trinh để vào phố cổ. Sau khi gửi xe và đi bộ tới chùa Bà Mụ ở đường Hai Bà Trưng. Với đoạn đường này bạn có thể chọn nhiều phương tiện khác nhau.

  • Xe máy: Đối với cặp đôi hoặc nhóm bạn thích phượt và ngắm cảnh, thuê xe máy là một lựa chọn thú vị. Khám phá chùa Bà Mụ Hội An bằng xe máy là một cách tự do, thoải mái.
  • Taxi: Nếu bạn đi cùng đoàn từ 3 – 7 người, thì chọn phương tiện taxi sẽ tiết kiệm chi phí hơn. Từ phố cổ vào chùa Bà Mụ rất gần nên chi phi taxi cũng khá rẻ. Tùy theo điểm xuất phát ở Hội An mà mức chi phí sẽ chênh lệch. Giá taxi tầm 12k/1km.
Chùa Bà Mụ Hội An
Đa số du khách đều chọn xe máy di chuyển đến chùa Bà Mụ
  • Xe đạp và xe xích lô: Đây là hai phương tiện phổ biến ở Hội An mà bạn nên thử. Nếu bạn thích tự mình khám phá thì hãy thuê xe đạp. Còn bạn không rành đường có thể gọi xích lô. Giá thuê xe đạp từ 20k – 50k. Giá xe xích lô: 150k/ tiếng.

Nếu bạn đã đến chùa Cầu, có thể đi theo đường Hai Bà Trưng hoặc Trần Phú. Sau đó đi qua một con hẻm nhỏ để đến cổng chùa Bà Mụ.

Giá vé và giờ mở cửa của chùa Bà Mụ Hội An

Nếu bạn đang có kế hoạch sống ảo tại chùa Bà Mụ thì đây là một số thông tin về giá vé và thời gian mở cửa của chùa.

– Giá vé chùa Bà Mụ bao nhiêu?

Chùa Bà Mụ là một điểm du lịch hấp dẫn với tọa độ check-in đặc biệt nhưng lại không yêu cầu  mua vé. Mọi người có thể tham quan chùa miễn phí. 

Chùa Bà Mụ Hội An
Chùa Bà Mụ là điểm đến không tốn vé

Tuy nhiên, nếu bạn muốn tham quan chùa Bà Mụ ở Hội An kết hợp với các điểm khác khu vực phố cổ. Bạn sẽ mua vé với  80.000 VNĐ/người cho 3 địa chỉ của 21 địa điểm.

– Chùa Bà Mụ Hội An mở cửa lúc mấy giờ?

Ngôi chùa này không có các chương trình hành lễ hay sự kiện gì nên mở cửa hằng ngày. Bạn có thể ghé thăm vào bất kỳ thời gian nào.

Chùa Bà Mụ Hội An và thời điểm ghé thăm hợp lý

Khác với các chùa ở phố cổ, nay Chùa Bà Mụ đã trở thành một địa điểm “sống ảo” nổi tiếng, thu hút đông đảo du khách muốn có những bức ảnh đẹp. Tuy nhiên, để có những bức hình ấn tượng, bạn nên chọn thời điểm phù hợp.

Vì chùa nằm ngoài trời, nên mùa mưa sẽ không phù hợp để tham quan và chụp ảnh. Thay vào đó, tháng 2 đến tháng 9 là thời điểm lý tưởng. 

Chùa Bà Mụ Hội An
Mùa khô là thời điểm lý tưởng để check in chùa Bà Mụ đẹp nhất

Trong khoảng thời gian này, thời tiết thường khô ráo, có ánh nắng vàng và bầu trời xanh trong. Bạn sẽ tha hồ tạo nên một bức ảnh tuyệt đẹp trong không gian chùa Bà Mụ Hội An. Hơn thế nữa, bạn có thể kết hợp tham quan nhiều địa điểm khác ở phố cổ.

Tránh đi vào buổi trưa vì ánh nắng mạnh có thể làm mất đi chi tiết và sắc nét của bức hình. Thay vào đó, bạn nên đi vào buổi sáng sớm trước 10 giờ hoặc từ buổi chiều, khoảng 15 giờ trở đi. Nếu có thể, chụp vào hoàng hôn sẽ tạo ra hiệu ứng đặc biệt cho bức ảnh.

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của chùa Bà Mụ Hội An

Không phải ngẫu nhiên mà Chùa Bà Mụ được nhiều du khách ghé thăm. Đến đây bạn sẽ tận hưởng cảm giác bình yên và ngắm nhìn khung cảnh mọi cảnh xung quanh sẽ khiến bạn mê tít.

+ Cổng Tam Quan với đường vẽ sắc sảo

Cổng Tam quan của chùa được xây dựng lại với kiến trúc lợp ngói Vauban. Bên ngoài cổng được trám màu men cũ hòa quyện cùng màu đỏ của gạch mang trong mình một vẻ đẹp cổ điển, thể hiện sự truyền thống của ngôi chùa. 

Chùa Bà Mụ Hội An
Đã đến đây rồi thì không thể nào bỏ lỡ sống ảo tại cổng Tam Quan

Hai bên tường cổng có những nét chạm khắc họa nổi bật làm tôn nên vẻ đẹp của cổng chùa Tam Quan Bà Mụ Hội An. Kiến trúc xưa cũ này đã làm biết bao du khách phải trầm trồ khi ghé thăm.

+ Không gian cổ kính ngôi chùa Bà Mụ

Chùa Bà Mụ ở Hội An mang đến một nét đẹp tâm linh độc đáo. Kiến trúc của chùa được thể hiện chi tiết trong Cẩm Hà Cung và Hải Bình Cung, những biểu tượng quan trọng của tín ngưỡng. 

Chùa Bà Mụ Hội An có 3 gian làm điện và một sân rộng phía trước được gọi là Tam Quan chùa. Ngoài ra, còn có một nhà bia và hai nhà trù nằm bên cạnh nhà bia.

Chùa Bà Mụ Hội An
Bước vào bên trong cổng Bà Mụ bạn sẽ thấy như được xua tan đi bao muộn phiền

Bên trong còn có chính điện thờ bà mụ và các thần khác mang vẻ cổ kính và linh thiêng. Khi bước vào chùa, du khách như được giải thoát khỏi những lo toan trong cuộc sống, và tận hưởng những khoảnh khắc bình an độc đáo.

+ Hồ nước trong khuôn viên chùa Bà Mụ

Khi đặt chân vào cửa, bạn sẽ bị mê hoặc bởi vẻ đẹp của rộng lớn của hồ nước. 

Trên bề mặt hồ được trồng những bông hoa súng tinh tế, trong khi hai bên lối đi được bao quanh bởi hàng cây xanh mát và thảm cỏ trải dài. Tất cả tạo ra một không gian độc đáo mà không nơi nào có được ngoài chùa Bà Mụ Hội An

Chùa Bà Mụ Hội An
Hồ nước trong xanh là điểm nhấn của chùa Bà Mụ

Vào lúc hoàng hôn, ánh mặt trời phản chiếu xuống mặt hồ mang theo gam màu đỏ rực rỡ, hiện lên một bức tranh tự nhiên tuyệt vời.

Chùa Bà Mụ Hội An – điểm check in vô số background

Sau khi chiêm ngưỡng vẻ đẹp của ngôi chùa thì không thể nào bỏ qua bước check in với nhiều background ấn tượng đang chờ đón bạn.

+ Sống ảo ở cổng chính chùa Bà Mụ

Khác với cổng Tam Quan, cổng vào chùa Bà Mụ ở Hội An được phục dựng với những gam màu gỗ cổ điển. Bên dưới có vài bậc thang đã úa màu theo thời gian nhưng nhìn theo tổng thể thì lên hình bạn sẽ có bức ảnh rất cổ điển. 

Chùa Bà Mụ Hội An
Chỉ cần diện một chiếc váy xinh cùng chiếc nón bạn đã có tấm ảnh cực đẹp ở cổng bà Mụ

Với khung cảnh này chỉ cầm diện chiếc váy trắng kem hoặc vàng và cười thật tươi với chiếc view toàn cảnh cổng là bạn đã có tấm hình ưng ý.

Đừng quên lưu lại khoảnh khắc tuyệt đẹp bên những họa tiết sắc sảo ở cổng Tam Quan nhé!

+ Không gian trung tâm của chùa Bà Mụ

Khi bước chân tới di tích chùa Bà Mụ Hội An, du khách sẽ bị choáng ngợp bởi khung cảnh tuyệt đẹp trải rộng trước mắt. Bạn có thể check in bên cạnh hồ súng bắt mắt và zoom rộng sẽ lấy cả bức tường Tam Quan cực đẹp.

Chùa Bà Mụ Hội An
Check in bên hồ nước cực chill tại chùa bà Mụ

Đừng quên kết hợp cùng chiếc nón lá sẽ làm bức hình trở nên ấn tượng hơn. Tất cả những điều này tạo nên một góc chụp mà các tín đồ sống ảo yêu thích nhất.

>> Tham khảo: Tour Hội An 1 ngày từ Đà Nẵng kết hợp Ngũ Hành Sơn chỉ 300k

+ Bức tường rêu ở chùa Bà Mụ

Một trong những góc sống ảo cuối cùng mà bạn không thể bỏ qua tại chùa là bức tường rừng rêu ở cổng.

 Bức tường ở chùa Bà Mụ Hội An mang màu sắc cổ kính đã được rêu phong nhuộm màu theo thời gian. Mặc dù bức tường không dài nhưng lại là điểm dừng chân hấp dẫn cho nhiều du khách.

Chùa Bà Mụ Hội An
Bức tường đã nhuộm màu rêu xanh sẽ mang đến bạn tấm hình hơi hướng cổ điển

Để có một bức ảnh bên tường rêu bạn nên ghé thăm vào buổi sáng hoặc chiều tà. Chỉ khi đó, bạn mới có thể trọn vẹn những khoảnh khắc tuyệt vời nhất và ghi lại những hình ảnh ưng ý nhất.

Gần chùa Bà Mụ Hội An có điểm lưu trú nào?

Chùa Bà Mụ nằm ngay trung tâm thành phố nên tìm điểm lưu trú rất dễ. Bạn có thể tham khảo các khách sạn được đánh giá cao về chất lượng với mức giá phải chăng mà Asia-Park đã sưu tầm.

Kiman Hội An Hotel

  • Địa chỉ: 463 Đ. Hai Bà Trưng, Tân An, Hội An, Quảng Nam

Kiman Hội An Hotel là khách sạn 3 sao nằm khá gần với chùa Bà Mụ ở Hội An. Mặc dù mang phong cách hiện đại, resort vẫn giữ được nét truyền thống và hòa mình vào không khí của Phố Cổ. 

khách sạn gần chùa Bà Mụ Hội An
Kiman hotel với căn phòng đầy đủ thiết bị hiện đại

Tất cả các phòng ở đây được trang bị đầy đủ các thiết bị với chiếc view ngắm phố cổ bình yên.

 Đội ngũ nhân viên tận tâm và dịch vụ xuất sắc sẽ chắc chắn làm hài lòng mọi du khách, kể cả những người khó tính nhất.

>>> Xem thêm: TOP 36 khách sạn Hội An đẹp giá rẻ, có lượt book phòng cao

Green Hill Hotel Hội An

  • Địa chỉ: 443 Đ. Hai Bà Trưng, Tân An, Hội An, Quảng Nam

Một trong những khách sạn 2 sao có cả hồ bơi rộng được nhiều gia đình lựa chọn khi du lịch phố cổ và ghé thăm chùa Bà Mụ Hội An chính là Green Hill Hotel.

khách sạn gần chùa Bà Mụ Hội An
Green Hill Hotel là sự lựa chọn phù hợp nhất khi du lịch nhóm

Mặc dù chỉ là khách sạn 2 sao nhưng phòng ốc ở đây được bố trí rất hiện đại và đầy đủ tiện nghi. Nếu bạn có con nhỏ thích bơi lội hãy book ngay khách sạn này nhé.

Rice River Villa – Hội An

  • Địa chỉ: 2 Lê Hồng Phong, Phường, Hội An, Quảng Nam

 Rice River Villa – Hội An là một lựa chọn quen thuộc của du khách khi ghé thăm chùa Bà Mụ Hội An. Với dịch vụ chuyên nghiệp và tiện nghi hiện đại, đây là một địa điểm lý tưởng để nghỉ ngơi và thư giãn.

khách sạn gần chùa Bà Mụ Hội An
Nếu bạn đi du lịch cùng gia đình hãy book ngay Rice River Villa

Vị trí của khách sạn nằm ngay tại trung tâm của Hội An, điều này giúp du khách dễ dàng tiếp cận các điểm tham quan và hoạt động trong khu vực.

Gợi ý món ăn và quán ăn gần chùa Bà Mụ Hội An

Ngoài việc dễ dàng tìm được điểm lưu trú thì quán ăn cũng vậy. Sở hữu vị trí nằm ngay trung tâm bạn tha hồ thưởng thức các món đặc sản Hội An.

– Các món ăn bạn không nên bỏ lỡ khi đến chùa

Sau khi tham quan và chụp ảnh, khám phá các món đặc sản ngon xung quanh khu vực chùa Bà Mụ cũng là một trải nghiệm thú vị cho hành trình của bạn. 

  • Bánh xoài: Bánh xoài được làm từ gạo nếp, có lớp vỏ trắng tinh, nhân được chế biến từ đậu xanh và đậu phộng. Khi thưởng thức bạn sẽ cảm nhận được hương thơm của xoài vị béo của đậu và một chút dẻo của bột nếp rất ngon.
Chùa Bà Mụ Hội An
Bánh xoài Hội An là món đặc sản mà bạn nên thử
  • Bánh khoai nướng: Trên đoạn đường từ chùa Bà Mụ Hội An, bạn sẽ thấy nhiều quầy hàng nhỏ bán bánh khoai nướng. Đây là một đặc sản dân dụng của phố cổ Hội An chỉ 10k/ cái đã mang đến bạn năng lượng tràn trề.
  • Nước Mót: Đừng quên thử nước Mót, một lựa chọn giải khát phổ biến. Bạn có thể tìm thấy nó gần các quầy bán bánh khoai nướng với giá cả hợp lý, chỉ khoảng 10k/ly.
  • Cao lầu Hội An: Nếu đã thử các món ở trên thì không thể nào bỏ qua cao lầu Hội An. Với vị giòn, dai, chua cay, ngọt và béo, cao lầu Hội An là một món ăn độc đáo không thể bỏ qua.

– Điểm danh các quán ăn ngon

Sau khi đã thưởng thức các món ăn vặt gần chùa Bà Mụ thì bạn có thể tham khảo các quán ăn no gần chùa để nạp lại năng lượng tiếp tục khám phá phố cổ.

+ Quán Ăn Hường

  • Địa chỉ: 538 Đ. Hai Bà Trưng, Tân An, Hội An, Quảng Nam

Nếu bạn muốn thử tất cả các món đặc sản như cao lầu, mì quảng.. ở phố cổ mà nằm gần chùa Bà Mụ Hội An thì hãy đến ngay với quán Hường.

quán ăn gần chùa Bà Mụ Hội An
Quán cô Hương mang đến bạn đa dạng đặc sản Hội An

Quán này lúc nào cũng tấp nập du khách bởi tất cả món ăn ở đây đều được đánh giá rất ngon và hợp khẩu vị với nhiều vùng miền. 

+ Quán Cẩm Nam

  • Địa chỉ: 679/2 Đ. Hai Bà Trưng, Phường Minh An, Hội An, Quảng Nam

Ghé thăm  chùa Bà Mụ Hội An mà bỏ lỡ món hến xào thì thật là một tiếc nuối vô cùng. Mội đĩa hến xào ở đây rất nhiều nên 3 người ăn mới hết. Ngoài ra quán cũng bán thêm cao lầu, ram bắp và chè bắp cũng rất ngon mà bạn nên thử.

quán ăn gần chùa Bà Mụ Hội An
Đừng bỏ qua món hến xào sau khi ghé thăm chùa Bà Mụ nhé

+ Dê Đất Quảng

  • Địa chỉ: 428 Đ. Hai Bà Trưng, Cẩm Sơn, Hội An, Quảng Nam

Ngoài các món đặc sản thì bạn hãy nhâm nhi thử một lát thịt dê ở quán Đất Quảng. Quán này chỉ cách chùa Bà Mụ Hội An vài bước chân. 

quán ăn gần chùa Bà Mụ Hội An
Thịt dê ở Hội An cũng là lựa chọn của nhiều du khách

Đặc biệt, món thịt dê cũng được chế biến rất nhiều món khác nhau nên du khách có rất nhiều sự lựa chọn. 

Quán có không gian rất thoáng mát nên được nhiều du khách đoàn và gia đình ghé thưởng thức

Bật mí các điểm tham quan gần chùa Bà Mụ Hội An

Hội An nổi tiếng với thành phố nhỏ nhưng có rất nhiều chùa. Ngoài chùa Bà Mụ du khách có thể kết hợp ghé thăm các ngôi chùa khác ở phố cổ.

– Chùa Viên Giác Hội An 

  • Địa chỉ: 06 Đ. Hùng Vương, phường Cẩm Phô, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam

Chùa Viên Giác, nằm cách chùa Bà Mụ ở Hội An khoảng khá gần. Đây là một trong những ngôi chùa linh thiêng và uy nghi nhất ở Quảng Nam.  Với lịch sử lâu đời, chùa này gắn liền với sự phát triển và bảo tồn của Phật giáo trong khu vực.

Ngoài chùa bà Mụ Hội An còn có chùa Viên Gíac
Chùa Viên Giác là ngôi chùa linh thiêng nhất Hội An

Chùa Viên Giác không chỉ là nơi tu hành và thờ cúng, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện tinh thần đấu tranh cho quyền tự do tôn giáo của người dân. Chùa là biểu tượng của niềm tin và hy vọng trong những thời điểm khó khăn của lịch sử.

>>> Xem thêm: Hội quán Phúc Kiến Hội An – Đậm nét kiến trúc Trung Hoa

– Chùa Phước Lâm 

  • Địa chỉ: Đường Lê Hồng Phong, phường Cẩm Hà, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam

Đây là một ngôi chùa xây dựng vào năm 1754 và là một trong những ngôi chùa lâu đời và đẹp nhất trong thành phố cổ.

Chùa Phước Lâm mang phong cách kiến trúc Trung Hoa, với những mái ngói đỏ, cột trụ gỗ. Khác với chùa bà Mụ Hội An thờ 12 Bà Mụ và các vị thần thì chùa Phước Lâm lại thờ những tượng Phật linh thiêng. 

ngoài chùa bà Mụ Hội An còn có chùa Phước Lâm
Đây là một ngôi chùa xây dựng vào năm 1754 với kiến trúc cổ xưa

Ngoài là nơi thờ cúng và tu học cho Phật tử, chùa còn thu hút du khách yêu thích khám phá văn hóa và lịch sử.

Chùa Phước Lâm có không gian yên bình và thơ mộng. Đồng thời là một điểm đến lý tưởng để chụp ảnh như chùa Bà Mụ ở Hội An và tận hưởng không khí trong lành.

– Chùa Ông Hội An 

  • Địa chỉ: Tọa lạc ngay trên 24 đường Trần Phú, Phường Cẩm Châu, Thành phố Hội An.

Chùa Ông là một điểm đến thú vị bạn nên ghé thăm sau khi tham quan chùa Bà Mụ Hội An. Chùa này có một lịch sử kéo dài hơn 400 năm. 

ngoài chùa bà Mụ Hội An còn có chùa Ông
Chùa Ông là ngôi chùa chỗ 400 năm tuổi

Khi đến chùa Ông Hội An, bạn sẽ ấn tượng với phong cách kiến trúc theo hình chữ Quốc và kết cấu chắc chắn với nền nhà lợp ngói Ống theo phong cách truyền thống Trung Hoa.

Với lịch sử lâu đời, chùa Ông trở thành một địa điểm tâm linh nơi du khách đến thăm và cầu nguyện.

Những lưu ý khi đến Chùa Bà Mụ Hội An linh thiêng

Mỗi quy định tham quan ở mỗi địa điểm của phố cổ sẽ khác nhau nên khi đến chùa Bà Mụ bạn nên “ bỏ túi” một số lưu ý sau:

  • Khi thăm chùa Bà Mụ, du khách cần tuân thủ quy tắc ăn mặc lịch sự và kín đáo để tôn trọng không gian tâm linh và sự trang nghiêm của chùa. 
  • Bà Mụ là ngôi chùa linh thiêng ở Hội An, tránh diện những bộ trang phục quá ngắn, lộng lẫy hoặc rườm rà
  • Bạn có thể chọn những bộ đồ màu vàng, xanh hay trắng để có bức ảnh nổi bật hơn nhé.
  • Trong quá trình di chuyển và tham quan trong chùa, hãy đi nhẹ nhàng và nói nhỏ, tránh đùa nghịch và nói chuyện ồn ào.
  • Theo kinh nghiệm du lịch Hội An, nếu bạn muốn chụp ảnh “sống ảo” trong chùa Bà Mụ Hội An, hãy chọn thời gian phù hợp như đã đề cập trước đó. 
Chùa Bà Mụ Hội An
Bạn nên chọn bộ đồ kín đáo khi đến chùa bà Mụ
  • Nếu bạn đến đây mục đích chính là tìm kiếm bình an, may mắn và thưởng thức không khí trong lành của chùa, nên lựa chọn thời gian ghé thăm vào các ngày trong tuần.
  • Trong mùa hè, ánh nắng ở Hội An rất gắt, vì vậy hãy bôi kem chống nắng, đội mũ và mang theo ô để bảo vệ da khỏi tác động của nắng.
  • Hãy chuẩn bị các dụng cụ sống ảo để thuận tiện cho việc chụp ảnh. 
  • Nhớ giữ gìn sạch sẽ bằng cách mang theo túi đựng rác và không để rác bừa bãi sau khi ăn uống.

Chùa Bà Mụ Hội An là một điểm đến thú vị với kiến trúc độc đáo và cổng vào ấn tượng. Nơi đây đã  thu hút rất nhiều người trẻ trong nước và quốc tế đến tham quan và chụp ảnh. Hi vọng với những chia sẻ của Asia-Park bạn sẽ có chuyến ghé thăm thú vị và tạo được nhiều bức ảnh cực xịn.

Thiên – Asia-Park

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *